Cả 3 loại máy bay do thám A-12, YF-12 hay SR-71 đều là những dự án tối mật, không chỉ vì những công nghệ tiên tiến do Lockheed Martin phát triển, mà còn vì khi đó Mỹ đã bí mật tìm nguồn nguyên liệu chế tạo những chiếc máy bay này từ bên trong Liên Xô.
Trong đó, SR-71 Blackbird là một loại máy bay trinh sát chiến lược tiên tiến tầm xa, được phát triển từ các tiền thân là máy bay đánh chặn YF-12 và A-12 bởi Lockheed của Mỹ.
Chiếc thám sát cơ SR-71 cũng là một trong những máy bay đầu tiên được thiết kế để có thể cắt giảm mặt cắt radar, mặc dù không được như các máy bay sau này được trang bị công nghệ tàng hình, nhưng vẫn cho phép SR-71 có thể thoát khỏi phần nào sự phát hiện của hệ thống radar đối phương.
Tốc độ của Blackbird có thể đạt tới Mach 3, mang lại cho nó ưu thế khi bị tên lửa đất đối không của đối phương nhằm vào. Việc của nó cần làm chỉ là tăng tốc để thoát khỏi sự săn đuổi bởi công tác đánh chặn của đối phương.
Đến năm 1998, trải qua một giai đoạn rơi hàng loạt khi Nga phát triển tiêm kích đánh chặn MiG-25 có thể đuổi và bắn hạ nó, SR-71 đã chính thức ngừng hoạt động.
Còn về YF-12 , đây là một nguyên mẫu tiêm kích đánh chặn của Mỹ, được phát triển từ thế hệ tiền nhiệm A-12 của CIA.
Vận tốc của chiếc tiêm kích đánh chặn này có thể lên tới Mach 3.35, một vận tốc có thể nói là một nỗi kinh hoàng cho các tiêm kích, máy bay chiến đấu của đối phương.
Và đến nay, chỉ có duy nhất 3 chiếc được sản xuất ra, phục vụ trong Quân đội Mỹ. Nhưng hiện tại, những tiêm kích đánh chặn mạnh mẽ này cũng đã bị hủy bỏ.
Cuối cùng, tâm điểm của chúng ta, chính là máy bay trinh sát tuyệt mật của CIA. Mỹ, chiếc máy bay trinh sát siêu thanh A-12.
Chiếc A-12 này là một máy bay trinh sát tầm cao được biết tới như một Dự án bí mật được chế tạo bởi ông Kelly Johnson, một kỹ sư hàng đầu của các máy bay quân sự có tầm ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20, cùng các đồng nghiệp lại Lockheed Martin.
Theo các thông tin được giải mã vào năm 2007 (sau 40 năm được che giấu), máy bay trinh sát này có thể đạt vận tốc cực đại lên tới Mach 3.35 và được thiêt kế để hoạt động bền bỉ trong nhiều giờ bay. Chính vì vậy, lớp vỏ của chiếc A-12 này cũng được thiết kế bởi titan, để có chịu nhiệt cực tốt khi phải chịu sức nóng khi di chuyển ở vận tốc cao này trong nhiều giờ đồng hồ.
Do tính tuyệt mật của Dự án này, việc thử nghiệm cũng như sản xuất đều diễn ra một cách âm thầm. Đặc biệt, trong chuyện tuyển phi công cho chiếc máy bay trinh sát A-12 này cũng vậy.
“Các phi công phải có trình độ chuyên môn và thành thạo, có ít nhất 2.000 giờ bay, trong đó 1.000 giờ bay trên máy bay chiến đấu mới nhất; đã kết hôn, ổn định về cảm xúc và có động cơ tốt; từ 25-40 tuổi; cao dưới 1,83 mét và nặng dưới 80kg để có thể ngồi vừa buồng lái của A-12” nhà sử học CIA, ông David Robarge, nhà sử học CIA cho biết.
Đáng chú ý hơn cả, chính là vấn đề đã kết hôn. Theo nhiều đánh giá, việc đã kết hôn được xem như một “bảo hiểm xã hội” để ngăn chặn khả năng phi công của Dự án mật này có thể đào tẩu cùng với các bí mật quốc gia của Mỹ.
“Quá trình này được giữ bí mật đến nỗi cấp trên của ứng viên không biết cấp dưới của họ đang làm gì. Những người vượt qua các cuộc sàng lọc có thể làm việc cho CIA trong một dự án tuyệt mật liên quan đến một chiếc máy bay cực kỳ tối tân”, theo ông Robarge.
Đến cuối cùng, chỉ có 11 người từ Không quân Mỹ được chọn để lái chiếc A-12. Hai người trong số đó là Walter L. Ray và Jack W. Weeks, những người sau này đã thiệt mạng trong một vụ rơi máy bay.
Dự án này sau cùng đã kết thúc vào năm 1968, khi những chiếc A-12 cuối cùng bị loại biên. Nhường lại các cuộc không chiến sau này cho thế hệ tiếp theo của nó, SR-71 Blackbird. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tư liệu của Dự án bí mật A-12 Oxcart của CIA, Mỹ. Nguồn: The Black Vault.
Minh Hoàng