Phi công quân sự Nga – Mỹ huấn luyện bay trên không ra sao?
Quá trình đào tạo phi công của mọi quốc gia trên thế giới là cực kỳ đắt đỏ và việc nói giá trị của một phi công bằng chính cân nặng của anh ta quy ra... vàng là hoàn toàn có cơ sở.
Sau quy trình tuyển chọn phi công cực kỳ gắt gao là quãng thời gian kéo dài tới hai năm học lý thuyết và nhảy dù trước khi các phi công tương lai của Không quân Nga được "sờ" vào khoang lái của chiếc máy bay đầu đời. Nguồn ảnh: Rumil.
Cũng giống như Không quân Nhân dân Việt Nam, mọi máy bay đầu đời của các phi công tương lai trong Không quân Nga đều là loại Yak-52. Đây là loại máy bay huấn luyện một động cơ hai ghế ngồi phổ biến nhất trong Không quân Nga hiện nay. Nguồn ảnh: Rumil.
Tuy nhiên hiện tại, Nga đang cố phát triển phiên bản Yakovlev Yak-152 để thay thế cho Yak-52 đời cũ. Không quân Nga đã đặt hàng 150 máy bay huấn luyện loại này để phục vụ việc đào tạo sơ cấp cho phi công. Nguồn ảnh: Rumil.
Sau khi được đào tạo trên máy bay một động cơ, các phi công học viên của Nga sẽ được đào tạo tiếp trên máy bay Diamond DA42T để có thể làm quen với việc điều khiển máy bay hai động cơ - loại máy bay có rất nhiều khác biệt so với các máy bay một động cơ thông thường. Nguồn ảnh: Rumil.
Tiếp theo đó, nếu được lựa chọn để trở thành phi công lái phản lực chiến đấu, chiếc máy bay phản lực đầu tiên "qua tay" các phi công này là loại Aero L-39 Albatros do Tiệp Khắc trước kia sản xuất. Nguồn ảnh: Rumil.
Đây hiện tại cũng là loại máy bay phản lực huấn luyện phổ biến bậc nhất châu Âu với tổng cộng gần 3000 chiếc được sản xuất cho tới thời điểm hiện tại. Nguồn ảnh: Rumil.
Trong khi đó với các phi công quân sự sau khi đào tạo sơ cấp và trung cấp với máy bay cánh quạt hai động cơ xong và được tuyển chọn thành phi công lái máy bay vận tải, chiếc máy bay tiếp theo được sử dụng để đào tạo các phi công này sẽ là loại Tupolev Tu-134. Nguồn ảnh: Rumil.
Với Không quân Mỹ, quá trình đào tạo vẫn tương tự, các phi công bắt buộc phải học cách bay trên máy bay một động cơ trước. Một trong những loại máy bay một động cơ được Không quân Mỹ sử dụng phổ biến để huấn luyện đó là loại T-53A Kadet II. Nguồn ảnh: USAF.
Ngoài ra còn có loại máy bay T-6A Texan II cũng là loại một động cơ cánh quạt được sử dụng để phục vụ cho hoạt động huấn luyện sơ cấp phi công Mỹ. Nguồn ảnh: USAF.
Sau khi học huấn luyện xong trên máy bay huấn luyện một động cơ, các phi công tương lai của Không quân Mỹ tiếp tục sẽ được huấn luyện trên máy bay phản lực một động cơ loại T-38 các phiên bản. Hiện trong biên chế Không quân Mỹ có tổng cộng ba phiên bản T-38 bao gồm các bản A/B/C. Nguồn ảnh: USAF.
Sau khi huấn luyện xong trên máy bay phản lực một động cơ, các phi công Không quân Mỹ sẽ tiếp tục được đào tạo trên máy bay huấn luyện hai động cơ loại T-1A Jayhawk trước khi được chuyển loại lên máy bay chiến đấu các loại. Nguồn ảnh: USAF.
Ngoài ra, Không quân Mỹ còn duy trì gần 30 chiếc trực thăng TH-1H trong biên chế của mình. Đây là loại máy bay quen mặt từ thời Chiến tranh Việt Nam và hiện làm nhiệm vụ huấn luyện phi công trực thăng cho quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: USAF.