Phi vụ mua tàu chiến Hàn Quốc lắm nhiêu khê của quân đội Philippines

Là quốc gia có liên quan tình hình phức tạp ở Biển Đông, khi mà các nước xung quanh như Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia,… chú trọng đầu tư mạnh mẽ vào hải quân khiến cho Philippines không thể đứng yên. Năm 2016, họ đã quyết định mua 2 khinh hạm hiện đại từ Hàn Quốc…

Philippines là một quốc gia nằm ở Đông Nam Á có lợi ích trực tiếp rất lớn đối với Biển Đông, đất nước này sở hữu đến 7.641 hòn đảo với lãnh hải rộng lớn, bao trùm hoàn toàn bởi biển cả mà người Philippines vẫn gọi là biển đông Philippines và biển tây Philippines (tức Biển Đông).

Philippines là một quốc gia nằm ở Đông Nam Á có lợi ích trực tiếp rất lớn đối với Biển Đông, đất nước này sở hữu đến 7.641 hòn đảo với lãnh hải rộng lớn, bao trùm hoàn toàn bởi biển cả mà người Philippines vẫn gọi là biển đông Philippines và biển tây Philippines (tức Biển Đông).

Tuy nhiên hải quân Philippines vẫn chưa thực đầu tư một cách xứng đáng với trọng trách nặng nề mà họ phải thực hiện. Các tàu chiến của hải quân Philippines đa phần đều là tàu cũ, có cả những tàu từ thời thế chiến 2 hay chiến tranh Việt Nam. Những soái hạm lớn nhất của hải quân Philippines là những tàu Hamilton mua từ Mỹ - loại tàu mà Mỹ chỉ dùng làm tàu tuần duyên và hỏa lực chỉ ngang ngửa tàu pháo 400 tấn TT-400TP do Việt Nam tự đóng. Ảnh: Tàu BRP Ramon Alcaraz (PS-16) lớp Hamilton của hải quân Philippines.

Tuy nhiên hải quân Philippines vẫn chưa thực đầu tư một cách xứng đáng với trọng trách nặng nề mà họ phải thực hiện. Các tàu chiến của hải quân Philippines đa phần đều là tàu cũ, có cả những tàu từ thời thế chiến 2 hay chiến tranh Việt Nam. Những soái hạm lớn nhất của hải quân Philippines là những tàu Hamilton mua từ Mỹ - loại tàu mà Mỹ chỉ dùng làm tàu tuần duyên và hỏa lực chỉ ngang ngửa tàu pháo 400 tấn TT-400TP do Việt Nam tự đóng. Ảnh: Tàu BRP Ramon Alcaraz (PS-16) lớp Hamilton của hải quân Philippines.

Những tàu chiến mới nhất của Philippines là các tàu Pohang tiếp nhận lại từ Hàn Quốc, những tàu này cũng đã phục vụ trong hải quân Hàn Quốc từ cuối những năm 1980 cho đến nay. Ảnh: Tàu Pohang của hải quân Philippines mang số hiệu PS-39 Conrado Yap trong buổi lễ tiếp nhận.

Những tàu chiến mới nhất của Philippines là các tàu Pohang tiếp nhận lại từ Hàn Quốc, những tàu này cũng đã phục vụ trong hải quân Hàn Quốc từ cuối những năm 1980 cho đến nay. Ảnh: Tàu Pohang của hải quân Philippines mang số hiệu PS-39 Conrado Yap trong buổi lễ tiếp nhận.

Nhận thấy sự tụt lại của mình trong khi những nước cạnh tranh quyền lợi trực tiếp trên Biển Đông với Philippines như Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia,… liên tục đầu tư mạnh mẽ cho hải quân, nước này đã quyết định ký hợp đồng đặt mua 2 khinh hạm lớp HDF-2600 từ Hàn Quốc nhằm gia tăng sức mạnh hải quân. Ảnh: Tàu BRP Jose Rizal (FF-150) lớp HDF-2600 của hải quân Philippines vừa được hạ thủy.

Nhận thấy sự tụt lại của mình trong khi những nước cạnh tranh quyền lợi trực tiếp trên Biển Đông với Philippines như Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia,… liên tục đầu tư mạnh mẽ cho hải quân, nước này đã quyết định ký hợp đồng đặt mua 2 khinh hạm lớp HDF-2600 từ Hàn Quốc nhằm gia tăng sức mạnh hải quân. Ảnh: Tàu BRP Jose Rizal (FF-150) lớp HDF-2600 của hải quân Philippines vừa được hạ thủy.

HDF-2600 (được Philippines gọi là lớp Jose Rizal) thiết kế dựa trên khinh hạm lớp Incheon của hải quân Hàn Quốc, tàu có lượng giãn nước đầy tải 2.870 tấn, dài 107.5m, rộng 13.8m. Tàu được trang bị 4 động cơ diesel MTU STX 650kW cho phép nó có thể đạt vận tốc tối đa khoảng 26 hải lý/h và tầm hoạt động 4.500 hải lý. Ảnh: Khinh hạm lớp HDF-2600 của hải quân Philippines trong buổi lễ hạ thủy.

HDF-2600 (được Philippines gọi là lớp Jose Rizal) thiết kế dựa trên khinh hạm lớp Incheon của hải quân Hàn Quốc, tàu có lượng giãn nước đầy tải 2.870 tấn, dài 107.5m, rộng 13.8m. Tàu được trang bị 4 động cơ diesel MTU STX 650kW cho phép nó có thể đạt vận tốc tối đa khoảng 26 hải lý/h và tầm hoạt động 4.500 hải lý. Ảnh: Khinh hạm lớp HDF-2600 của hải quân Philippines trong buổi lễ hạ thủy.

Hợp đồng chính thức được Philippines ký kết với tập đoàn công nghiệp nặng Huyndai (HHI) của Hàn Quốc vào ngày 24/10/2016 với trị giá hơn 336 triệu USD cho 2 tàu. Chiếc đầu tiên đã chính thức được đóng vào ngày 30/4/2018 và chiếc thứ hai đóng ngày 16/9/2018.

Hợp đồng chính thức được Philippines ký kết với tập đoàn công nghiệp nặng Huyndai (HHI) của Hàn Quốc vào ngày 24/10/2016 với trị giá hơn 336 triệu USD cho 2 tàu. Chiếc đầu tiên đã chính thức được đóng vào ngày 30/4/2018 và chiếc thứ hai đóng ngày 16/9/2018.

Vũ khí trang bị của HDF-2600 khá mạnh mẽ khi sử dụng một pháo hạm Otto Melara Super Rapid 76mm, 1 hệ thống SMASH-30 RCWS sử dụng pháo bắn nhanh 30mm, 2x3 ngư lôi chống ngầm cỡ 324mm, 4 tên lửa chống hạm SSM-700K (C-STAR) tầm bắn tối đa 150km, 8 bệ phóng thẳng đứng đa nhiệm (VLS), 2 hệ thống phòng không Simbad-RC sử dụng tên lửa Mistral tâm bắn 6km. Ảnh: Đồ họa thiết kế khinh hạm HDF-2600 (trên) và tàu hộ vệ Pohang (dưới).

Vũ khí trang bị của HDF-2600 khá mạnh mẽ khi sử dụng một pháo hạm Otto Melara Super Rapid 76mm, 1 hệ thống SMASH-30 RCWS sử dụng pháo bắn nhanh 30mm, 2x3 ngư lôi chống ngầm cỡ 324mm, 4 tên lửa chống hạm SSM-700K (C-STAR) tầm bắn tối đa 150km, 8 bệ phóng thẳng đứng đa nhiệm (VLS), 2 hệ thống phòng không Simbad-RC sử dụng tên lửa Mistral tâm bắn 6km. Ảnh: Đồ họa thiết kế khinh hạm HDF-2600 (trên) và tàu hộ vệ Pohang (dưới).

Tuy nhiên một điều khá bi hài là theo báo cáo mua sắm tính đến năm 2019 của quân đội Philippines do Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) thực hiện thì Philippines đã không hề mua các hệ thống ống phóng thẳng VLS, bệ pháo 30mm, hay ngư lôi săn ngầm. Mà nước này chỉ kí hợp đồng mua với số lượng ít ỏi - 15 quả tên lửa SSM-700K (C-STAR), tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần Simbad-RC và pháo hạm 76mm để trang bị cho 2 khinh hạm gần 3000 tấn của mình. Ảnh: Một phần báo cáo mua sắm cho đến năm 2019 của quân đội Philippines do SIPRI thực hiện.

Tuy nhiên một điều khá bi hài là theo báo cáo mua sắm tính đến năm 2019 của quân đội Philippines do Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) thực hiện thì Philippines đã không hề mua các hệ thống ống phóng thẳng VLS, bệ pháo 30mm, hay ngư lôi săn ngầm. Mà nước này chỉ kí hợp đồng mua với số lượng ít ỏi - 15 quả tên lửa SSM-700K (C-STAR), tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần Simbad-RC và pháo hạm 76mm để trang bị cho 2 khinh hạm gần 3000 tấn của mình. Ảnh: Một phần báo cáo mua sắm cho đến năm 2019 của quân đội Philippines do SIPRI thực hiện.

Chưa dừng lại ở đó, Phillipine đã cực kỳ nóng vội khi tàu BRP Jose Rizal (FF-150) hạ thủy ngày 23/5/2019 chưa được thử nghiệm vũ khí đã phải giao hàng. Theo Phó đô đốc hải quân Philippines - ông Giovanni Bacordo thì ngày 18/5/2020 vừa qua, tàu BRP Jose Rizal (FF-150) đã rời Ulsan, Hàn Quốc và dự kiến sẽ đến vịnh Subic của Philippines vào ngày 23/5 tới đây. Ảnh: Khinh hạm Philippines trên đường ra khỏi vùng biển Hàn Quốc (phải), bên trái là tàu hộ vệ ROKS Seongnam (PCC-775) lớp Pohang Flight IV của hải quân Hàn Quốc đang hộ tống tàu nước bạn.

Chưa dừng lại ở đó, Phillipine đã cực kỳ nóng vội khi tàu BRP Jose Rizal (FF-150) hạ thủy ngày 23/5/2019 chưa được thử nghiệm vũ khí đã phải giao hàng. Theo Phó đô đốc hải quân Philippines - ông Giovanni Bacordo thì ngày 18/5/2020 vừa qua, tàu BRP Jose Rizal (FF-150) đã rời Ulsan, Hàn Quốc và dự kiến sẽ đến vịnh Subic của Philippines vào ngày 23/5 tới đây. Ảnh: Khinh hạm Philippines trên đường ra khỏi vùng biển Hàn Quốc (phải), bên trái là tàu hộ vệ ROKS Seongnam (PCC-775) lớp Pohang Flight IV của hải quân Hàn Quốc đang hộ tống tàu nước bạn.

Việc chưa thực hiện các quá trình thử nghiệm vũ khí đã vội giao hàng rất bất cập bởi khi tàu đưa vào sử dụng, nếu gặp trục trặc gì trong việc tương thích vũ khí hay các hệ thống có vấn đề thì tàu sẽ một lần nữa phải quay lại Hàn Quốc để sửa chữa. Ảnh: Tàu hộ vệ Hàn Quốc tiễn khinh hạm Philippines về nước.

Việc chưa thực hiện các quá trình thử nghiệm vũ khí đã vội giao hàng rất bất cập bởi khi tàu đưa vào sử dụng, nếu gặp trục trặc gì trong việc tương thích vũ khí hay các hệ thống có vấn đề thì tàu sẽ một lần nữa phải quay lại Hàn Quốc để sửa chữa. Ảnh: Tàu hộ vệ Hàn Quốc tiễn khinh hạm Philippines về nước.

Một điều đặc biệt là kể từ ngày bắt đầu khởi đóng chiếc khinh hạm đầu tiên cho đến khi nó được hạ thủy, Hàn Quốc chỉ mất hơn một năm để hoàn thành một chiếc khinh hạm gần 3.000 tấn, cho thấy rằng nền công nghiệp đóng tàu của Hàn Quốc vô cùng phát triển.

Một điều đặc biệt là kể từ ngày bắt đầu khởi đóng chiếc khinh hạm đầu tiên cho đến khi nó được hạ thủy, Hàn Quốc chỉ mất hơn một năm để hoàn thành một chiếc khinh hạm gần 3.000 tấn, cho thấy rằng nền công nghiệp đóng tàu của Hàn Quốc vô cùng phát triển.

Việc đưa vào biên chế 2 khinh hạm mới mua từ Hàn Quốc sẽ gia tăng đáng kể sức mạnh của hải quân Philippines, là mẫu tàu chiến hiện đại nhất của nước này và cũng là mẫu tàu đầu tiên của hải quân nước này có thể mang theo tên lửa chống hạm. Tuy nhiên qua các hợp đồng mua vũ khí rất khó hiểu của Philippines thì người ta lại đang đặt một dấu hỏi rất lớn về các chiến hạm này, liệu nó có lại biến thành một tàu pháo 3.000 tấn nữa hay không?

Việc đưa vào biên chế 2 khinh hạm mới mua từ Hàn Quốc sẽ gia tăng đáng kể sức mạnh của hải quân Philippines, là mẫu tàu chiến hiện đại nhất của nước này và cũng là mẫu tàu đầu tiên của hải quân nước này có thể mang theo tên lửa chống hạm. Tuy nhiên qua các hợp đồng mua vũ khí rất khó hiểu của Philippines thì người ta lại đang đặt một dấu hỏi rất lớn về các chiến hạm này, liệu nó có lại biến thành một tàu pháo 3.000 tấn nữa hay không?

Video Tàu hải quân Philippines thăm cảng quốc tế Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa - Nguồn: Truyền hình Nhân dân

Hùng Dũng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/phi-vu-mua-tau-chien-han-quoc-lam-nhieu-khe-cua-quan-doi-philippines-1385437.html