Phía sau những lời nói dối

Bác sỹ Nguyễn Thị Quỳnh Trâm, Phó Giám đốc Trung tâm Ung bướu và Y học hạt nhân (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai) cho biết: Thời gian qua, số lượng bệnh nhân đến khám, điều trị tại Trung tâm có xu hướng tăng, trong số đó có nhiều bệnh nhân mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối…

Bà Vũ Thị T., sinh năm 1964, xã Phú Nhuận (Bảo Thắng) là bệnh nhân được điều trị và có chuyển biến tốt. Bà T. ban đầu được chẩn đoán có khối u, khả năng biến chứng di căn, khiến tinh thần của bà và người thân trong gia đình hoang mang, suy sụp.

Lời nói dối này không phải để che giấu sự thật, mà để mang đến niềm tin và hy vọng cho người bệnh. Nhờ sự động viên của bác sỹ và gia đình, bà Tươi đã ổn định tâm lý và quyết tâm điều trị. Sau 6 đợt điều trị, sức khỏe của bà Tươi đã tốt lên, các triệu chứng thuyên giảm và có thêm nghị lực sống dù biết rằng con đường phục hồi sức khỏe là hành trình đầy gian nan.

Lời nói dối của các bác sỹ công tác tại Trung tâm Ung bướu và Y học hạt nhân đã giúp bệnh nhân có thêm sức mạnh để chiến đấu với bệnh tật, bởi niềm tin sẽ tạo ra điều phi thường trong việc chữa lành.

Cô Trần Nguyệt, sinh năm 1974, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Tằng Loỏng (huyện Bảo Thắng) đã dành 30 năm cho sự nghiệp “chèo đò, chở chữ”. Trong suốt chặng đường công tác, cô không thể nào quên học trò Phạm Trần Ngọc Huy ngỗ nghịch, ương bướng năm nào.

Từ đó, cô Nguyệt dành thời gian nhiều hơn để trò chuyện cùng Huy và kèm cặp em học bài. Mỗi bài kiểm tra, Huy đều khoe cô giáo và mỗi lần như thế, cô Nguyệt đều nói dối: “Huy của cô đã tiến bộ rất nhiều rồi!”, “Huy đã làm tốt hơn trước nhiều đấy!”.

Có thể sự tiến bộ đó không đủ rõ ràng, không đủ tạo ra sự thay đổi lớn để đạt điểm cao nhất, nhưng lời “nói dối” mang tính khen ngợi này lại là nguồn động viên quý, khích lệ Huy tiếp tục nỗ lực. Nhờ sự yêu thương, quan tâm của cô Nguyệt, Huy đã là sinh viên Đại học Kiến trúc Hà Nội. Cậu học trò ngỗ nghịch nay đã trưởng thành và tự tin hơn vào chính mình.

“Mẹ hôm nay rất bận, nên không thể tổ chức sinh nhật cho con được!”, chị Phạm Thúy Hà, sinh năm 1975, ở xã Thống Nhất (thành phố Lào Cai) đã nói với con gái của mình - Nguyễn Hương Giang (sinh năm 2008).

Hiểu được đặc thù công việc kế toán, thường xuyên bận rộn của mẹ, mặc dù rất buồn nhưng Giang vẫn tích cực học tập, không nhắc đến việc tổ chức sinh nhật cho mình.

Hóa ra, chị Hà đã “nói dối” để có thời gian chuẩn bị tiệc sinh nhật bất ngờ cho con, lời nói dối xuất phát từ tình yêu thương và mang đến niềm vui khó quên.

Không phải mọi lời nói dối cũng được chấp nhận, sự thật vẫn là nền tảng quan trọng nhất trong mọi mối quan hệ. Trong những tình huống nhất định, khi mục đích của lời nói dối là để bảo vệ, động viên và truyền cảm hứng, chúng ta có thể nhìn nhận dưới một góc độ khác. Đó là những lời nói dối đầy ý nghĩa, ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời, chúng ta có thể sẽ cần đến.

Nguồn Lào Cai: https://baolaocai.vn/phia-sau-nhung-loi-noi-doi-post382043.html