Phiên chợ bò ở cao nguyên đá

Cứ vào Chủ nhật hàng tuần tại chợ phiên nằm giữa trung tâm huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, người dân ở xung quanh huyện dắt bò lên bán và người miền xuôi đánh xe lên mua. Không chỉ là nơi trao đổi buôn bán, chợ bò Mèo Vạc còn là nơi giao lưu, gặp gỡ của những người bạn.

Hà Giang, tỉnh vùng cao cực bắc của Tổ quốc không chỉ hấp dẫn du khách bằng vẻ đẹp hùng vĩ của cao nguyên đá tai mèo, mà còn hấp dẫn du khách bởi nét đẹp văn hóa với những buổi chợ phiên của bà con các dân tộc. Trong những phiên chợ bán các sản vật địa phương thì chợ bò của huyện Mèo Vạc họp vào chủ nhật hàng tuần là nét độc đáo của đồng bào Mông, Dao, Lô Lô, Tày.

Hoạt động mua, bán tại chợ bò huyện Mèo vạc chủ yếu là đồng bào người Mông.

Hoạt động mua, bán tại chợ bò huyện Mèo vạc chủ yếu là đồng bào người Mông.

5h sáng, chợ bò đã bắt đầu họp, từ xa người đi chợ đã nghe thấy những âm thanh vui tai của lục lặc đeo ở cổ những con bò.

5h sáng, chợ bò đã bắt đầu họp, từ xa người đi chợ đã nghe thấy những âm thanh vui tai của lục lặc đeo ở cổ những con bò.

Trung bình mỗi phiên chợ có khoảng từ 300-400 con bò.

Trung bình mỗi phiên chợ có khoảng từ 300-400 con bò.

Giá trung bình mỗi con bò dao động từ 25 đến 27 triệu đồng.

Giá trung bình mỗi con bò dao động từ 25 đến 27 triệu đồng.

Chị Thò Thị Già ở xã Lũng Phìn bán bò mẹ và bê con với giá 30 triệu đồng.

Chị Thò Thị Già ở xã Lũng Phìn bán bò mẹ và bê con với giá 30 triệu đồng.

Nếu tại phiên chợ này, người dân không bán được bò thì đợi đến phiên chợ sau họ lại mang bò đến bán.

Nếu tại phiên chợ này, người dân không bán được bò thì đợi đến phiên chợ sau họ lại mang bò đến bán.

Con bò của nhà anh Vàng Mí Dính đã nuôi được 5 năm, anh chia sẻ: Nó là con bò đắt nhất tại phiên chợ này với trọng lượng khoảng 460 kg với giá 70 triệu đồng. Thế nhưng anh không bán, mà chỉ đem bò của mình đến chợ để khoe và học hỏi cách chăm, nuôi bò với mọi người thôi.

Con bò của nhà anh Vàng Mí Dính đã nuôi được 5 năm, anh chia sẻ: Nó là con bò đắt nhất tại phiên chợ này với trọng lượng khoảng 460 kg với giá 70 triệu đồng. Thế nhưng anh không bán, mà chỉ đem bò của mình đến chợ để khoe và học hỏi cách chăm, nuôi bò với mọi người thôi.

Ở chợ bò không có cảnh người chèo kéo mua và bán, người dân dắt bò ra chợ nếu được giá thì bán không được giá thì vui vẻ dắt về để phiên chợ sau.

Ở chợ bò không có cảnh người chèo kéo mua và bán, người dân dắt bò ra chợ nếu được giá thì bán không được giá thì vui vẻ dắt về để phiên chợ sau.

Với đồng bào dân tộc, con bò là cả một gia sản, vì thế khi bán xong họ soi tiền, đếm tiền rất tự hào.

Với đồng bào dân tộc, con bò là cả một gia sản, vì thế khi bán xong họ soi tiền, đếm tiền rất tự hào.

Người dân dắt bò về nhà sau khi đã chọn mua được con bò ưng ý.

Người dân dắt bò về nhà sau khi đã chọn mua được con bò ưng ý.

Quang Vinh

Nguồn Đại Đoàn Kết: http://daidoanket.vn/anhphien-cho-bo-o-cao-nguyen-da-554641.html