Phiến đá khắc ngôn ngữ bí ẩn, chuyên gia 'xoắn não' giải mã

Được trưng bày tại Bảo tàng Anh, Rosetta là phiến đá khắc nội dung của sắc lệnh chính trị được thể hiện bằng 3 hệ thống chữ viết. Việc giải mã hiện vật này hứa hẹn giúp giải mã bí ẩn lịch sử về Ai Cập cổ đại.

Tháng 7/1799, phiến đá Rosetta được học giả, sĩ quan quân đội Pháp Pierre Bouchard phát hiện trong lúc kiểm tra công tác phục dựng pháo đài cổ gần thành phố Rosetta ở châu thổ sông Nile, trong giai đoạn lực lượng của Napoleon chuẩn bị đối đầu với lực lượng Ottoman.

Tháng 7/1799, phiến đá Rosetta được học giả, sĩ quan quân đội Pháp Pierre Bouchard phát hiện trong lúc kiểm tra công tác phục dựng pháo đài cổ gần thành phố Rosetta ở châu thổ sông Nile, trong giai đoạn lực lượng của Napoleon chuẩn bị đối đầu với lực lượng Ottoman.

Học giả Bouchard nhanh chóng nhận ra tầm quan trọng của phiến đá Rosetta đối với công tác nghiên cứu. Sau đó, phiến đá được chuyển đến Cairo, Ai Cập.

Học giả Bouchard nhanh chóng nhận ra tầm quan trọng của phiến đá Rosetta đối với công tác nghiên cứu. Sau đó, phiến đá được chuyển đến Cairo, Ai Cập.

Năm 1801, lực lượng Pháp rời khỏi Ai Cập sau khi bị quân đội Anh đánh bại. Phiến đá Rosetta được đổi chủ và được đưa tới Anh. Hiện vật quý giá được trưng bày ở Bảo tàng Anh.

Năm 1801, lực lượng Pháp rời khỏi Ai Cập sau khi bị quân đội Anh đánh bại. Phiến đá Rosetta được đổi chủ và được đưa tới Anh. Hiện vật quý giá được trưng bày ở Bảo tàng Anh.

Phiến đá Rosetta là khối đá bazan cao 114 cm, rộng 72 cm, thể hiện hai ngôn ngữ Ai Cập và Hy Lạp cổ đại theo ba hệ thống chữ viết: chữ tượng hình chính thức (hieroglyphic), chữ tượng hình bình dân (demotic) và chữ Hy Lạp để tất cả người dân có thể đọc hiểu.

Phiến đá Rosetta là khối đá bazan cao 114 cm, rộng 72 cm, thể hiện hai ngôn ngữ Ai Cập và Hy Lạp cổ đại theo ba hệ thống chữ viết: chữ tượng hình chính thức (hieroglyphic), chữ tượng hình bình dân (demotic) và chữ Hy Lạp để tất cả người dân có thể đọc hiểu.

Lý do phiến đá Rosetta thể hiện bằng hai ngôn ngữ Ai Cập và Hy Lạp cổ đại bắt nguồn từ cuộc chinh phạt Ai Cập của Alexander Đại đế vào năm 332 trước Công nguyên.

Lý do phiến đá Rosetta thể hiện bằng hai ngôn ngữ Ai Cập và Hy Lạp cổ đại bắt nguồn từ cuộc chinh phạt Ai Cập của Alexander Đại đế vào năm 332 trước Công nguyên.

Tình hình đất nước Ai Cập rơi vào hỗn loạn, với các cuộc khởi nghĩa trước thời điểm pharaoh Ptolemy V lên nắm quyền từ năm 205 trước Công nguyên.

Tình hình đất nước Ai Cập rơi vào hỗn loạn, với các cuộc khởi nghĩa trước thời điểm pharaoh Ptolemy V lên nắm quyền từ năm 205 trước Công nguyên.

Đến năm 196 trước Công nguyên, pharaoh Ptolemy ra lệnh tạo ra phiến đá Rosetta trong chiến dịch tuyên truyền chính trị nhằm bố cáo thiên hạ việc ông xưng là pharaoh hợp pháp của Ai Cập.

Đến năm 196 trước Công nguyên, pharaoh Ptolemy ra lệnh tạo ra phiến đá Rosetta trong chiến dịch tuyên truyền chính trị nhằm bố cáo thiên hạ việc ông xưng là pharaoh hợp pháp của Ai Cập.

Nhờ chữ Hy Lạp cổ đại không bị thất truyền, các chuyên gia có thể giải mã hai bản khắc bằng chữ Ai Cập cổ đại. Trong đó, câu cuối trong bản tiếng Hy Lạp viết: "Được viết bằng các ký tự linh thiêng, bản địa và Hy Lạp". "Linh thiêng" ám chỉ chữ tượng hình chính thức, "bản địa" ám chỉ chữ tượng hình bình dân.

Nhờ chữ Hy Lạp cổ đại không bị thất truyền, các chuyên gia có thể giải mã hai bản khắc bằng chữ Ai Cập cổ đại. Trong đó, câu cuối trong bản tiếng Hy Lạp viết: "Được viết bằng các ký tự linh thiêng, bản địa và Hy Lạp". "Linh thiêng" ám chỉ chữ tượng hình chính thức, "bản địa" ám chỉ chữ tượng hình bình dân.

Theo các chuyên gia, phiến Rosetta được tạo ra khi đó giúp giải mã lịch sử Ai Cập cổ đại. Cụ thể, nội dung trên phiến đá khắc một sắc lệnh chính trị.

Theo các chuyên gia, phiến Rosetta được tạo ra khi đó giúp giải mã lịch sử Ai Cập cổ đại. Cụ thể, nội dung trên phiến đá khắc một sắc lệnh chính trị.

Nội dung sắc lệnh nói rằng các linh mục công nhận pharaoh Ptolemy V là nhà cai trị tối thượng của Ai Cập cổ đại để đổi lấy việc giảm thuế.

Nội dung sắc lệnh nói rằng các linh mục công nhận pharaoh Ptolemy V là nhà cai trị tối thượng của Ai Cập cổ đại để đổi lấy việc giảm thuế.

Mời độc giả xem video: Sự thật bất ngờ về 17 phiến đá lạ được phát hiện hơn 30 năm trước.

Tâm Anh (theo ATI)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/phien-da-khac-ngon-ngu-bi-an-chuyen-gia-xoan-nao-giai-ma-2068062.html