Phiên giao dịch chiều 28/9: Nhà đầu tư thận trọng, thanh khoản sụt giảm

Thêm một phiên giao dịch trồi sụt mạnh của VN-Index, các ngưỡng hỗ trợ tỏ ra tương đối yếu khiến nhà đầu tư e ngại và không ít đã đứng ngoài. Điểm sáng hiếm hoi chỉ đến từ nhóm cổ phiếu vận tải và một vài mã đơn lẻ ở các nhóm dầu khí, bất động sản.

Sau nhịp nảy nhẹ cuối phiên sáng để tìm lại ngưỡng 1.140 điểm, thị trường bước vào phiên chiều đã hụt hơi và trở lại mức đáy của phiên sáng tại 1.137 điểm.

Tại ngưỡng điểm này, bảng điện tử đã bớt tiêu cực hơn, nhưng sự trồi sụt của các bluechip khiến VN-Index giật cục mạnh, mỗi nhịp được kéo lên là gần như ngay lập tức chỉ số đã bị đẩy ngược trở lại, nhưng điểm tích cực là chỉ số trong xu hướng đi lên, thậm chí đã có thời điểm vượt lên trên tham chiếu. Tuy nhiên, lực bán vẫn có phần chiếm ưu thế khiến VN-Index vẫn đóng cửa trong sắc đỏ.

Dù thu hẹp đáng kể đà giảm so với mức đáy trong phiên và bảng điện tử có phần cân bằng hơn, nhưng điểm trừ của phiên này vẫn là thanh khoản, khi tiếp tục sụt giảm mạnh và vẫn ở mức thấp hơn mức trung bình 20 phiên.

Đóng cửa, sàn HOSE có 211 mã tăng và 282 mã giảm, VN-Index giảm 1,42 điểm (-0,12%), xuống 1.152,43 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 691,1 triệu đơn vị, giá trị 15.897,4 tỷ đồng, giảm gần 20% về khối lượng và 13% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 42 triệu đơn vị, giá trị 1.320 tỷ đồng.

Cũng như phiên sáng, hai cổ phiếu ngân hàng STB và SSB vẫn chịu sức ép lớn nhất, với SSB -4,8% xuống 25.000 đồng và STB -3,3% xuống 30.750 đồng.

Gánh nặng khác còn đến từ một số mã lớn như VRE -2,5% xuống 25.450 đồng, VNM -2,4% xuống 74.800 đồng, SAB -2,3% xuống 72.400 đồng, POW -2,1% xuống 11.500 đồng, SSI -2,1% xuống 32.300 đồng.

Các mã giảm khác phần lớn đã thoát đáy của phiên và đóng cửa chỉ còn giảm nhẹ như VJC, VIC, HDB, VIB, GVR, VHM, SHB và đặc biệt là CTG khi có lúc về giá sàn đã chỉ còn -0,5% xuống 30.850 đồng.

Ở chiều ngược lại, một số khởi sắc hơn như PLX +3,3% lên 37.750 đồng, TCB +3,2% lên 33.650 đồng, GAS +2,9% lên 91.500 đồng, MWG +1,9% lên 53.000 đồng, các mã lớn VCB, HPG, MSB, VPB, TPV, BCM cũng đóng cửa trong sắc xanh.

Tại nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, vẫn là những cổ phiếu thuộc nhóm vận tải, logistics vượt trội với GSP, TCO và VOS đóng cửa ở giá trần tại 13.900 đồng, 11.750 đồng và 13.350 đồng. Các mã khác trong nhóm như PJT +5,1% lên 10.350 đồng, PVT +4,6% lên 28.200 đồng, PVP +3,6% lên 14.500 đồng, HAH +3,2% lên 38.700 đồng, GMD +2,8% lên 65.800 đồng.

Một số cổ phiếu bất động sản, xây dựng cũng đã có sự hồi phục khá như NTL +4,5% lên 27.900 đồng, HBC +3,8% lên 8.200 đồng, QCG +3,1% lên 11.600 đồng, NLG +2,8%, HQC +2,7%.

Nhóm dầu khí ngoài PLX tăng khá nêu trên thì còn có PSH +5% lên 11.500 đồng, PVD +3,8% lên 26.150 đồng, PGC +2,5% lên 16.200 đồng.

Đáng kể khác là một số cổ phiếu công ty chứng khoán, như FTS bất ngờ tăng vọt lên mức giá trần +7% lên 43.000 đồng, khớp hơn 4,2 triệu đơn vị, cổ phiếu BSI tăng mạnh 5,4% lên 41.000 đồng, khớp 2,41 triệu đơn vị, CTS +2,3% lên 29.500 đồng, AGR nhích 1,7%.

Tại những mã giảm, áp lực đã giảm bớt đáng kể khi các mã giảm sâu không còn quá nhiều và phần lớn thanh khoản thấp. Chỉ một vài cái tên đáng kể như TNT -6,7% xuống 5.040 đồng, DXS -4,4% xuống 8.650 đồng, FCN -4,3% xuống 14.350 đồng, CRE -3,9% xuống 8.300 đồng, VIX -3,9% xuống 15.900 đồng, DIG -3,9% xuống 24.500 đồng, HTN -3,9% xuống 16.150 đồng. Các cổ phiếu PAN, HTL, ITC, TDC, TCD, VND, EIB giảm 3% đến hơn 3,8%.

Trong đó, VIX trở thành cổ phiếu hút thanh khoản nhất khi có hơn 31,3 triệu đơn vị khớp lệnh, cao nhất sàn.

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index cũng trong xu hướng hồi phục, dù quá trình đi lên cũng gặp rung lắc mạnh.

Chốt phiên, sàn HNX có 76 mã tăng và 90 mã giảm, HNX-Index giảm 1,34 điểm (-0,57%), xuống 234,5 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 82,3 triệu đơn vị, giá trị 1.770,8 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,23 triệu đơn vị, giá trị 14,8 tỷ đồng.

Hai cổ phiếu dòng P là PVC và PVS có phần vượt trội hơn các cổ phiếu khác, với mức tăng 4-5% lên 18.000 đồng và 39.500 đồng, với PVS khớp lệnh đứng thứ hai trên sàn khi có hơn 12,5 triệu đơn vị.

Hai cổ phiếu khác nổi bật là VC7 và C69 khi đóng cửa ở giá trần tại 24.900 đồng và 8.000 đồng, khớp 0,52 triệu và 0,37 triệu đơn vị.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu CMS vẫn nằm sàn -10% xuống 29.700 đồng. Các mã giảm khác còn khá nhiều, nhưng đa số cũng đã thu hẹp đà giảm, với SHS chỉ còn -1,7% xuống 17.400 đồng, khớp lệnh cao nhất sàn với 24,77 triệu đơn vị.

Các mã CEO, TNG, NRC, AMV, APS, IPA, MBG giảm từ 2% đến hơn 3%, trong khi HUT, TAR, IDJ chỉ còn giảm nhẹ, khớp từ 0,5 triệu đến hơn 5,5 triệu đơn vị.

Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index cũng diễn biến tương tự hai chỉ số chính, khi thu hẹp đà giảm với những nhịp trồi sụt liên tục cho đến khi đóng cửa.

Chốt phiên, UpCoM-Index giảm 0,29 điểm (-0,33%), xuống 88,44 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 43,4 triệu đơn vị, giá trị 729,6 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,5 triệu đơn vị, giá trị 37,9 tỷ đồng.

Phần lớn các cổ phiếu thanh khoản cao đều đã đóng cửa tăng, ngoại trừ KVC, VHG, VGT, TCI, DGT, ABW, LMH đứng tham chiếu.

Các mã nổi bật vẫn là CEN khi giữ vững giá trần +14,3% lên 8.800 đồng, khớp hơn 3,7 triệu đơn vị.

Cổ phiếu BSR cũng là điểm sáng, khi nới đà tăng +6,2% lên 22.400 đồng, khớp lệnh cao nhất UpCoM với 15,8 triệu đơn vị.

Trên thị trường phái sinh, hợp đồng tương lai VN30F2310 đáo hạn gần nhất giảm nhẹ 1,2 điểm, tương đương -0,1% xuống 1.162,5 điểm, khớp lệnh hơn 369.000 đơn vị, khối lượng mở hơn 50.900 đơn vị.

Trên thị trường chứng quyền, hai mã thanh khoản cao nhất phiên này đều tăng, với CMWG2307 tăng 17,1% lên 960 đồng/cq, khớp 3,6 triệu đơn vị và CMWG2306 tăng 9,4% lên 700 đồng/cq, khớp 2,25 triệu đơn vị.

Lạc Nhạn

Nguồn ĐTCK: https://tinnhanhchungkhoan.vn/phien-giao-dich-chieu-289-nha-dau-tu-than-trong-thanh-khoan-sut-giam-post330771.html