Phiên họp thứ 27 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Ngày 31/12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp thứ 27 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) để thảo luận, cho ý kiến về kết quả hoạt động năm 2024 và chương trình công tác năm 2025 của Ban Chỉ đạo; kết quả chỉ đạo, xử lý các vụ việc, vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo cùng một số nội dung quan trọng khác.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp thứ 27 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp thứ 27 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Tại Phiên họp, Ban Chỉ đạo thảo luận, thống nhất đánh giá, năm 2024, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt với nhiều chủ trương, quan điểm mới của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo, sự nỗ lực, cố gắng của các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo và các cơ quan chức năng, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tiếp tục được triển khai mạnh mẽ, đạt nhiều kết quả quan trọng, có bước đột phá mới, quyết liệt và hiệu quả hơn cả ở Trung ương và địa phương.

Nổi bật là công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế quản lý kinh tế-xã hội và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực được đẩy mạnh, nhất là tập trung tháo gỡ “điểm nghẽn”, “nút thắt” về thể chế phát triển để khơi thông nguồn lực, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực được tập trung chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ; xử lý kiên quyết, nghiêm minh các sai phạm, nhưng cũng rất nhân văn.

Trong năm 2024, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 709 tổ chức đảng và 24.097 đảng viên vi phạm. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 68 cán bộ diện Trung ương quản lý. Trong đó, lần đầu tiên Bộ Chính trị thi hành kỷ luật 2 đồng chí nguyên là lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước do vi phạm quy định trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, vi phạm những điều đảng viên không được làm, trách nhiệm nêu gương.

Trong năm 2024, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 709 tổ chức đảng và 24.097 đảng viên vi phạm. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 68 cán bộ diện Trung ương quản lý. Trong đó, lần đầu tiên Bộ Chính trị thi hành kỷ luật 2 đồng chí nguyên là lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước do vi phạm quy định trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, vi phạm những điều đảng viên không được làm, trách nhiệm nêu gương, qua đó khẳng định rõ sự nghiêm minh, quyết tâm cao của Đảng, Nhà nước trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Công tác thu hồi tài sản tham nhũng đạt nhiều kết quả. Công tác phòng, chống lãng phí được tăng cường, tạo chuyển biến mới về nhận thức; gắn phòng, chống lãng phí với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Chỉ đạo cấp tỉnh để chỉ đạo cả phòng, chống lãng phí.

Đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo đã có nhiều thông điệp chỉ đạo mạnh mẽ về phòng, chống lãng phí; các cấp ủy, tổ chức đảng đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, nhất là, chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý các tồn tại kéo dài liên quan đến các công trình, dự án chậm tiến độ, nguy cơ thất thoát, lãng phí lớn; khởi tố một số vụ án gây lãng phí lớn ngân sách nhà nước để điều tra, xử lý.

Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, tiêu cực cũng được quan tâm chỉ đạo quyết liệt; nhất là công tác cán bộ, công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ, đảng viên, đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số...

Đảng đoàn Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội đã lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; chỉ đạo tăng cường công tác tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh, tố cáo về tham nhũng, tiêu cực…

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp thứ 27 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp thứ 27 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Về nhiệm vụ năm 2025, Ban Chỉ đạo xác định công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực phải tiếp tục triển khai mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả hơn nữa để phục vụ tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp và các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, cấp bách của đất nước.

Cũng tại Phiên họp này, Ban Chỉ đạo thống nhất kết thúc chỉ đạo xử lý đối với 10 vụ án, 3 vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo do đã kết thúc việc giải quyết theo quy định của pháp luật.

Phát biểu kết luận hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, năm 2024, Đảng ta đã thể hiện khối đoàn kết, thống nhất, bản lĩnh vững vàng lãnh đạo đất nước vượt qua khó khăn, kiên trì định hướng, mục tiêu, quan điểm về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác này và góp phần phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ lợi ích quốc gia, sự nghiệp chung của Đảng, của dân tộc.

Ban Chỉ đạo đã có sự đổi mới về tư duy và cách làm, tập trung vào vấn đề tồn tại kéo dài nhiều năm, giải quyết nhiều việc dứt điểm, tạo nhiều chuyển biến rõ rệt.

Tổng Bí thư biểu dương các cơ quan nội chính, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử đã nỗ lực lớn, quyết tâm cao, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, tập trung nhận diện, phát hiện, xác định các mắt xích, đột phá đấu tranh để làm rõ các vụ án tham nhũng, tiêu cực.

Công tác phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, triển khai hiệu quả hơn, gắn với công tác cán bộ, sắp xếp tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực ở địa phương có chuyển biến rõ nét, cơ bản không còn tình trạng trên nóng, dưới lạnh như trước đây.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn những hạn chế. Tổng Bí thư yêu cầu phải phân tích làm rõ nguyên nhân để bổ sung nhiệm vụ, giải pháp trong chương trình công tác năm 2025, không để lặp đi lặp lại những tồn tại, hạn chế; quan tâm lý giải vì sao mặc dù xử lý nghiêm nhiều vụ án, vụ việc với tinh thần cảnh báo, răn đe cao nhưng tham nhũng, tiêu cực trên một số lĩnh vực vẫn còn diễn biến phức tạp, nghiêm trọng, tình trạng lãng phí còn khá phổ biến và việc xử lý một số vụ việc, dự án tồn đọng kéo dài, gây thất thoát, lãng phí lớn chuyển biến còn chậm.

Cùng với đó, rà soát lại chương trình, kế hoạch phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay xem còn vấn đề gì chưa được triển khai để bổ sung vào chương trình công tác năm 2025 và triển khai quyết liệt, không để tình trạng đưa vào chương trình, kế hoạch mà không làm hoặc là làm mà không có kết quả.

Tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để bổ sung, hoàn thiện nội dung này trong dự thảo văn kiện Đại hội XIV; khẳng định dứt khoát quan điểm phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực không ảnh hưởng tới phát triển kinh tế-xã hội; nghiêm cấm việc lợi dụng phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để sách nhiễu trục lợi, đồng thời phê phán sự ngụy biện, cho rằng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí thì cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm không dám làm.

Đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng,Trưởng ban Nội chính Trung ương trình bày báo cáo tại phiên họp.

Đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng,Trưởng ban Nội chính Trung ương trình bày báo cáo tại phiên họp.

Tổng Bí thư đề nghị triển khai quyết liệt, toàn diện, tạo chuyển biến mạnh mẽ, đột phá trong công tác phòng, chống lãng phí trong toàn xã hội; xác định phòng, chống lãng phí là nhiệm vụ cấp bách, cần ưu tiên làm ngay.

Từ năm 2025, có nhiều dự án, công trình, nhất là về hạ tầng với số vốn đặc biệt lớn, quá trình triển khai phải kiểm soát tốt ngay từ đầu; rút kinh nghiệm từ những bài học ở các dự án yếu kém của ngành công thương. Hoàn thành việc rà soát các công trình, dự án chậm tiến độ, tồn đọng, kéo dài, hiệu quả thấp, thất thoát, lãng phí; có cơ chế, chính sách đột phá để giải quyết dứt điểm, kiên quyết thu hồi, loại bỏ các dự án không cần thiết, tập trung cho những dự án cấp bách; tiến hành kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, xử lý một số vụ việc về thất thoát, lãng phí, nhất là trong lĩnh vực quản lý đất đai.

Tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực gắn với sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị; tuyệt đối không để có các hành vi vì lợi ích nhóm, lợi dụng việc sắp xếp tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế để tham nhũng, gây lãng phí, tiêu cực.

Tổng Bí thư chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc tham nhũng, lãng phí, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; nhất là, các vụ án, vụ việc liên quan đến nhân sự đại hội đảng bộ các cấp. Phấn đấu trong năm 2025, kết thúc điều tra, xử lý 26 vụ án, 9 vụ việc; tập trung điều tra, truy tố, đưa ra xét xử sơ thẩm các vụ án xảy ra tại tập đoàn Phúc Sơn, Thuận An, tập đoàn Điện lực Việt Nam, tập đoàn Thái Dương và Công ty Cổ phần Đất hiếm Việt Nam, dự án Sài Gòn-Đại Ninh (Lâm Đồng), sân bay Nha Trang.

Năm 2025, kết thúc điều tra, xử lý 26 vụ án, 9 vụ việc; tập trung điều tra, truy tố, đưa ra xét xử sơ thẩm các vụ án xảy ra tại tập đoàn Phúc Sơn, Thuận An, tập đoàn Điện lực Việt Nam, tập đoàn Thái Dương và Công ty Cổ phần Đất hiếm Việt Nam, dự án Sài Gòn-Đại Ninh (Lâm Đồng), sân bay Nha Trang.

Khẩn trương hoàn thiện thể chế về phòng, chống lãng phí; về tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị sau khi sắp xếp, tinh gọn; sửa đổi, bổ sung, khắc phục những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật đã được chỉ ra qua rà soát; xây dựng và thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí; thực hiện đồng bộ, có hiệu quả hơn nữa các giải pháp phòng ngừa để ngăn chặn từ gốc, không để xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Tiếp tục tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực cấp tỉnh; tiếp tục hoàn thiện cơ chế để nhân dân giám sát, kiểm soát quyền lực thật sự có hiệu lực, hiệu quả; tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân trực tiếp phản ánh, tố giác tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

HẠNH NGUYÊN

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.vn/phien-hop-thu-27-cua-ban-chi-dao-trung-uong-ve-phong-chong-tham-nhung-lang-phi-tieu-cuc-post853597.html