Philipp Roesler: 'Nếu Mỹ rút khỏi khu vực, hãy tìm đối tác mới'
Philipp Roesler, Giám đốc điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), cho rằng khi Mỹ rút khỏi khu vực, các nước châu Á - Thái Bình Dương nên tìm đối tác mới.
Trong phiên thảo luận với chủ đề Tương lai của Toàn cầu hóa thuộc Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo Doanh nghiệp APEC, Philipp Roesler, Giám đốc điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), cho rằng thương mại tự do là nạn nhân của chủ nghĩa dân túy.
"Không cẩn thận sẽ vấp phải sai lầm đó. Công nghệ có thể làm mất việc làm, nhưng cũng cần việc làm mới... tạo nhiều việc làm hơn là lấy mất. Chúng ta đã có nhiều bài học. Đổi mới tạo việc làm mới. Vì vậy, hãy cẩn thận xu hướng về dân túy liên quan đến phát triển công nghệ", ông cho biết.
"Những thay đổi đều hay với công nghệ mới nhưng có mặt trái của nó. Robot và AI (trí tuệ nhân tạo) sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống, tương lai của con em của chúng tôi như thế nào? Nếu các nhà lãnh đạo và kinh doanh không có câu trả lời cho một thế giới ngày càng phức tạp, khi đó là việc sẽ làm dấy lên chủ nghĩa dân túy", ông Roesler cảnh báo.
Luôn có người lấp vào chỗ trống
Ông khuyên các quốc gia thành viên châu Á - Thái Bình Dương nên tìm các lựa chọn thay thế trước xu thế Mỹ muốn rời khu vực.
"Giống như quan hệ vợ chồng, khi đối tác của bạn lúc nào cũng nhấp nhổm rời đi, thì đó là vấn đề mãn tính rồi... không phải tạm thời...", Ian Bremmer, Chủ tịch Hãng Tư vấn rủi ro chính trị Eurasia, đồng ý.
"Thế thì bạn hãy lo tìm đối tác mới", giám đốc điều hành WEF tiếp lời.
Dù vậy, ông Bremmer nói rằng nước Mỹ không thể một sớm một chiều rút khỏi xu thế toàn cầu hóa: "Internet là thứ toàn cầu hóa nhất hiện nay và người Trung Quốc làm gì (với Internet)?".
"Đây là cơ hội khổng lồ cho Trung Quốc để có vị thế trong khu vực. Khi Mỹ giảm quan tâm, nhiều người có cơ hội, trong đó có Trung Quốc với cơ hội khổng lồ. Cơ hội trong 20 năm tới".
"Đây sẽ là trận chiến, với kẻ thắng người thua. Trò chơi tổng bằng không và nhất đới nhất lộ xây dựng trên cách tiếp cận đó", ông nói.
Trong khi đó, chủ tịch WEF cho rằng "sẽ luôn có người dẫn đầu, không bao giờ có khoảng trống, mà luôn có người đến lấp chỗ trống".
"Ý tưởng thị trường đó không thay đổi dù có khủng hoảng kinh tế. Các bạn phải chủ động, còn nếu không người khác sẽ hành động, chiếm chỗ và bạn mất cơ hội. Phong trào dân túy có khiến châu Âu thành pháo đài riêng? Bầu cử Pháp khiến tôi nghĩ dân túy chưa dừng lại. Tham gia chính trị, tôi học giải thích điều phức tạp bằng cách đơn giản nhất, để cử tri gần hơn. Thay vì thuận lợi hóa thương mại, những cụm từ đó khoa học, tôi giải thích thương mại tự do đồng nghĩa với nhiều việc làm".
"Hãy nói bằng ngôn ngữ bình thường để đánh bại dân túy", ông nói.
Cơ hội cho cơ chế đa phương
Bremmer nói rằng ông không cho xu hướng chống toàn cầu hóa là một điều bất thường.
"Chúng ta đang thế giới đang ngày càng mất ổn định vì nhiều người không đáp ứng được yêu cầu cơ bản trong cuộc chơi. Họ nghĩ toàn cầu hóa do giai cấp tinh hoa nắm giữ, không dành cho họ. Và nhìn kinh tế, có người nói tổng bằng không (tức có kẻ thằng người thua, không thể đôi bên cùng có lời", ông nói.
Ông Roesler cho rằng một thị trường tự do cũng có những khuyết điểm của nó.
"Thị trường kinh tế tự do chưa bị độc quyền hóa, nhưng chỉ một người đưa ra lời chào mời, ta không có lựa chọn. Vấn đề là chúng ta phải cùng nhau đưa ra càng nhiều sáng kiến, càng nhiều lựa chọn càng tốt. Khi không có lựa chọn thì sẽ nảy sinh vấn đề".
Tuy nhiên, cách tiếp cận không phải trở lại với chủ nghĩa song phương.
"Nếu không sẽ TPP 11 không phải song phương họp nhau lại, cuối cùng là cần lựa chọn thay thế mang tính khu vực. Cần có sáng kiến, các khu vực, quốc gia cần có lựa chọn của riêng mình. Khi độc quyền, không có lựa chọn thì có hại cho trật tự thế giới", ông nói.
Rosler cho rằng đây là thời điểm cho các cơ chế đa phương như ASEAN: "Chúng ta có vấn đề quốc nội, nhiều quốc gia cùng tham gia thì sẽ đạt được thành tựu. EU chỉ 27 nước, có thể là nơi đưa sáng kiến, cần họp nhau, đưa ra các sáng kiến đa phương".
Ông cho rằng TPP là một ví dụ cho việc các cơ chế đa phương vẫn là lựa chọn tốt trong thời điểm này. Mỹ, phần thưởng lớn nhất của TPP, đã bước khỏi hiệp định, nhưng 11 nước còn lại vẫn quyết định bước tới.
Bremmer nói rằng một trong những "nan đề" ở châu Á - Thái Bình Dương hiện nay là Nhật Bản, với chính sách của Thủ tướng Shinzo Abe, muốn làm người lãnh đạo, nhưng tâm lý các nước thì chỉ thích Mỹ. Ở mặt khác, Trung Quốc sử dụng công thức "cho kẹo" ở khắp nơi, nhưng Mỹ lại không làm vậy. Đây là một thực tế đáng lo lắng.
"Tôi nghĩ về thương mại, các cố vấn của Tổng thống Trump đều là những nhà dân tộc chủ nghĩa. Trong khi đó về an ninh quốc gia, các cố vấn của tổng thống là người mang tư duy trung dung. Họ muốn chiến lược cân bằng hơn trong vấn đề Iran, Triều Tiên".
"Trump rất nghe các cố vấn an ninh vì ông ấy không biết gì về việc này cả, vì vậy trong vấn đề chính sách an ninh quốc gia của Mỹ, chúng ta không cần quá lo lắng", ông nói.