Philippines sẽ mua tiêm kích F-16 của Mỹ để tuần tra Biển Đông?

Ngày 24/6, Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ (DSCA) đã cho phép bán hơn 10 máy bay tiêm kích F-16 Block 70/72 và các vũ khí liên quan cho Philippines với tổng trị giá 2,43 tỷ USD. Thương vụ này có thể đáp ứng yêu cầu của Manila trong kế hoạch mua sắm máy bay chiến đấu đa nhiệm (MRF) từ lâu đã được đặt ra.

Tiêm kích F-16V trong cuộc tập trận Han Kuang lần thứ 36 của lực lượng quân sự Đài Loan

Tuy nhiên, Manila vẫn có thể quyết định mua máy bay tiêm kích Saab JAS-39 Gripen-C / D rẻ hơn một cách có chủ đích. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana nhận xét về lời đề nghị mua F-16: "Nó rất đắt, vì vậy PAF (Không quân Philippines-PV) đang đánh giá những ứng viên khác."

Nhưng theo một số chuyên gia, vì một số lý do, F-16 có khả năng thất bại trong vụ chào thầu sắm MRF của Philippines.

Đề xuất bán tiêm kích F-16 đang chờ Quốc hội Mỹ thông qua, và tiền là vấn đề không dễ dàng gì đối với Manila – bởi họ phải bỏ ra hơn một nửa ngân sách quốc phòng năm 2021 của Philippines là 206 tỷ peso (4,23 tỷ USD).

Tiêm kích F-16 Block 70/72

Tiêm kích F-16 Block 70/72

Cụ thể, DSCA đã thông qua việc bán 10 chiếc F-16C một chỗ ngồi và 2 tiêm kích đa năng F-16D Block 70/72 hai chỗ ngồi (đôi khi còn được gọi là F-16V hoặc Viper) cùng 15 radar APG-83 và F100, hoặc các động cơ phản lực cánh quạt F110 để dự phòng, mỗi máy bay 3 động cơ. Gói mua sắm này cũng bao gồm 24 tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn AIM-120C-7, bom dẫn đường bằng laser-JDAM, pod gắn ngoài nhắm mục tiêu Sniper hoặc Litening.

Ngoài ra, DSCA đã được ủy quyền bán 24 tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9X Block II Sidewinder trị giá 43 triệu USD và 12 tên lửa chống hạm phóng từ trên không AGM-84L-1 Harpoon II (120 triệu USD), mỗi F-16 có thể mang hai quả.

Diễn tiến này diễn ra sau tháng 4/2020, khi quốc hội Mỹ cho phéo thực hiện thương vụ bán trực thăng tấn công AH-64E Apache Guardian hoặc AH-1Z Viper (tổng trị giá tương ứng là 1,5 tỷ đô la và 450 triệu đô la) nhưng cho đến nay Mỹ vẫn chưa nhận được đơn đặt hàng, vì thương vụ này vượt quá ngân sách 256 triệu đô la của PAF dành cho trực thăng tấn công.

Năm 2005, Philippines đã cho nghỉ hưu loạt tiêm kích cuối cùng còn lại trong phi đội, những chiếc F-5 Freedom Fighter đã già cỗi. Nhưng trong thập kỷ qua, các hành động gây hấn của Bắc Kinh để củng cố các tuyên bố chủ quyền đối với các đảo trên Biển Đông đã khiến Manila phải tăng chi tiêu quốc phòng và tái thiết khả năng chiến đấu.

Thay vì ngay lập tức tìm kiếm máy bay chiến đấu hiệu suất cao, PAF đã mua hàng chục máy bay chiến đấu hạng nhẹ siêu âm KAI FA-50 Golden Eagle từ Hàn Quốc. Một phần dựa trên công nghệ của F-16, FA-50 tương đối rẻ tiền có thể vừa là máy bay huấn luyện tiên tiến, vừa là nền tảng phòng không và tấn công chính xác hiệu quả. Kể từ khi đi vào hoạt động năm 2016, những chiếc FA-50 đã được sử dụng rộng rãi trong cuộc chiến chống lại quân nổi dậy với một số thành công.

Tiêm kích F-16 Block 70/72

Tiêm kích F-16 Block 70/72

Những chiếc FA-50 luôn được coi là bước đệm để chuẩn bị cho PAF vận hành các máy bay chiến đấu hiệu suất cao hơn. Nhưng việc này đã bị bởi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người cho rằng việc đầu tư vào một số lượng nhỏ máy bay chiến đấu là vô nghĩa trước sức mạnh quân sự áp đảo của Trung Quốc, chỉ trích nặng nề. Ông Duterte cũng ủng hộ việc mua máy bay chiến đấu của Nga hoặc Trung Quốc để thay thế.

Tuy nhiên, nỗ lực của ông Duterte nhằm cải thiện quan hệ với Trung Quốc mang lại rất ít kết quả, ngay cả khi ông cố gắng cắt đứt quan hệ hỗ trợ quốc phòng lâu dài với Mỹ trước sự mất tinh thần của quân đội Philippines. Năm 2020, ông đã hủy bỏ Thỏa thuận Lực lượng Thăm viếng (VFA) 20 năm tuổi khi một chính trị gia đồng minh bị từ chối cấp thị thực du lịch Mỹ. Tuy nhiên, việc hủy bỏ đã nhiều lần bị đình chỉ. Chưa rõ thương vụ F-16 lần này có thành hay không, hãy chờ xem.

Anh Minh

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/philippines-se-mua-tiem-kich-f-16-cua-my-de-tuan-tra-bien-dong-post1350997.tpo