Phim nước ngoài 'mất mùa' tại các rạp Hàn Quốc năm 2020
Dịch bệnh bùng phát kéo dài năm 2020 đã kéo theo sự sụt giảm chưa từng thấy của mảng phim quốc tế chiếu tại các rạp Hàn Quốc, dẫn đến doanh thu từ nguồn này cũng giảm rất mạnh.
Dịch bệnh bùng phát kéo dài năm 2020 đã kéo theo sự sụt giảm chưa từng thấy của mảng phim quốc tế chiếu tại các rạp Hàn Quốc, dẫn đến doanh thu từ nguồn này cũng giảm rất mạnh.
Những con số được công bố trên các bảng xếp hạng cuối tuần của năm mới 2021 cho thấy, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào đến các phòng vé tại Hàn Quốc. Cùng với dịch bệnh là sự thận trọng của khán giả, và thói quen xem phim tại nhà thay thế việc ra rạp cũng góp phần làm sụt giảm mạnh số lượng vé bán ra tại các rạp. Hiện tại mới đang chỉ có duy nhất một phim đến từ Hollywood là có được thắng lợi hiếm hoi ngoài rạp, nhưng cũng chưa được như mong đợi.
Bộ phim “Wonder Worman 1984”, một bộ phim nổi tiếng của Hollywood mới phát hành gần đây nhất, đã chiếm vị trí đầu bảng trong tuần thứ hai. Nhưng tổng doanh thu đáng tiếc chỉ đạt được 605.000 USD. Theo thông tin được cập nhật theo dữ liệu của Hội đồng Điện ảnh Hàn Quốc (KOFIC), phim này chiếm tới 49% thị phần rạp chiếu toàn quốc từ ngày 1 đến 3-1, nhưng doanh thu lại đang bị thu hẹp.
Ngay sau “Wonder Worman 1984”, bộ phim “Vanguard” của Thành Long chỉ thu được 97.000 USD từ 12.000 lượt bán vé. Con số này đủ điều kiện để giành vị trí thứ ba theo doanh thu và vị trí thứ hai theo số lượng người xem.
Những bộ phim còn lại trong danh sách của top 10 hầu hết là bản phát hành lại hoặc phim cũ. Trong đó có thể kể đến “In the Mood for Love” của đạo diễn Vương Gia Vệ, được dựng lại từ bản phim gốc cách đây 20 năm, có doanh thu đạt 99.000 USD. Bộ phim nhạc kịch lãng mạn nổi tiếng “La La Land” năm 2016 do Damien Chazelle biên soạn và đạo diễn có doanh thu 19.000 USD và bộ phim Nhật Bản “Departures” đã dành giải Oscar cho phim nước ngoài hay nhất năm 2009, trước đó đã phát hành vào năm 2008, có doanh thu 20.000 USD. Bộ phim của Australia “The Nightingale”, được phát hành tại các quốc gia khác vào năm 2018, đã có buổi ra mắt vào ngày 30-12 tại Hàn Quốc và thu được 42.400 USD.
Một bức tranh toàn cảnh của năm 2020 đã mô tả khá đầy đủ sự sụt giảm nghiêm trọng của hệ thống rạp chiếu phim tại Hàn Quốc. Theo dữ liệu của KOFIC, tổng doanh thu phòng vé đã giảm tới 73%. Năm 2020, doanh thu phòng vé cả nước chỉ đạt 510 tỷ won, so với 2,27 nghìn tỷ won năm 2019, cho thấy năm qua là một năm thất bại nhất trong mọi thời đại của hệ thống rạp chiếu phim đối với mảng phim quốc tế.
Trong bối cảnh này, nếu ngành công nghiệp điện ảnh địa phương đang tìm mọi cách nhằm giảm thiểu sự sụt giảm về doanh thu và số lượng phim phát hành ngoài rạp. Thay vào đó, nhiều phim nổi bật đã lựa chọn bỏ qua các rạp chiếu mà phát trực tiếp trên mạng, thì các dữ liệu cho thấy phim Hàn Quốc có cơ hội tăng thị phần của mình tại hệ thống rạp chiếu trong nước.
Trong năm 2020, phim do Hàn Quốc sản xuất đã thu về 350 tỷ won, chiếm 69% thị phần, tăng vọt so với 51% thị phần năm 2019. Các bộ phim Hàn Quốc cũng chiếm bốn vị trí hàng đầu với “The Man Standing Next” đứng đầu bảng xếp hạng với 38,1 triệu USD, “Deliver Us From Evil” thu được 35,7 triệu USD, “Peninsula” thu được 30,6 triệu USD và “Hitman Agent Jun” thu được 19 triệu USD. “Tenet” là phim duy nhất của Mỹ với doanh thu 17 triệu USD có xếp hạng cao nhất, ở vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng phòng vé Hàn Quốc.
Đó là một tổng kết ảm đạm cho Hollywood ở hệ thống rạp Hàn Quốc. Các bộ phim nước ngoài chỉ thu được tổng cộng 147 triệu USD vào năm 2020 tại Hàn Quốc, giảm 84% so với 945 triệu USD vào năm 2019 khi Hàn Quốc là thị trường phòng vé lớn thứ tư trên thế giới, chỉ sau Bắc Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản.