Phố Bát Ngô ở Hà Nội là phố nào, giờ ra sao?

Cái tên phố Bát Ngô còn được lưu lại trong ca dao cũ về khu phố cổ Hà Nội: 'Bát Ngô, Hàng Sắt xem qua / Hàng Vải, Hàng Thiếc lại ra Hàng Hòm'. Tên gọi 'Bát Ngô' có ý nghĩa gì? Bây giờ là phố Bát Ngô là phố nào?

 Phố Bát Sứ là con phố dài 192 mét, kéo dài từ phố Hàng Vải đến phố Bát Đàn, cắt ngang phố Hàng Phèn ở phía Tây khu phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là phần đất thông Đông Thành, tổng Tiền Túc (sau đổi là Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ.

Phố Bát Sứ là con phố dài 192 mét, kéo dài từ phố Hàng Vải đến phố Bát Đàn, cắt ngang phố Hàng Phèn ở phía Tây khu phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là phần đất thông Đông Thành, tổng Tiền Túc (sau đổi là Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ.

Thời Pháp thuộc phố này cùng phố Hàng Đồng có tên là phố Hàng Chén, người Pháp gọi là Rue des Tasses (phố bán chén). Đến năm 1945 phố đổi tên thành phố Hàng Bát Sứ. Đến năm 1951 thì Hàng Đồng tách ra thành phố riêng.

Thời Pháp thuộc phố này cùng phố Hàng Đồng có tên là phố Hàng Chén, người Pháp gọi là Rue des Tasses (phố bán chén). Đến năm 1945 phố đổi tên thành phố Hàng Bát Sứ. Đến năm 1951 thì Hàng Đồng tách ra thành phố riêng.

Sau ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954, tên gọi Hàng Bát Sứ đổi thành Bát Sứ và được sử dụng đến nay. Nguồn gốc tên gọi này xuất phát từ việc, phố Bát Sứ trước đây chuyên bán các thứ bát đĩa, ấm chén bằng sứ.

Sau ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954, tên gọi Hàng Bát Sứ đổi thành Bát Sứ và được sử dụng đến nay. Nguồn gốc tên gọi này xuất phát từ việc, phố Bát Sứ trước đây chuyên bán các thứ bát đĩa, ấm chén bằng sứ.

Có một thời phố này còn được gọi là phố Bát Ngô do bán các bát đĩa đồ sứ nhập từ Trung Quốc (mà người Việt thời ấy quen gọi là nước Ngô).

Có một thời phố này còn được gọi là phố Bát Ngô do bán các bát đĩa đồ sứ nhập từ Trung Quốc (mà người Việt thời ấy quen gọi là nước Ngô).

Cái tên phố Bát Ngô còn được lưu lại trong ca dao cũ về khu phố cổ Hà Nội: “Bát Ngô, Hàng Sắt xem qua / Hàng Vải, Hàng Thiếc lại ra Hàng Hòm”.

Cái tên phố Bát Ngô còn được lưu lại trong ca dao cũ về khu phố cổ Hà Nội: “Bát Ngô, Hàng Sắt xem qua / Hàng Vải, Hàng Thiếc lại ra Hàng Hòm”.

Theo các tư liệu cũ, dân bán hàng trên phố Bát Sứ đa số gốc Tả Thanh Oai, Cự Đà, Khúc Thủy (Hà Tây cũ). Hàng hóa đa phần lớn buôn lại hàng Trung Quốc như thống, lộc bình, chậu hoa, bát đĩa, ấm chén...

Theo các tư liệu cũ, dân bán hàng trên phố Bát Sứ đa số gốc Tả Thanh Oai, Cự Đà, Khúc Thủy (Hà Tây cũ). Hàng hóa đa phần lớn buôn lại hàng Trung Quốc như thống, lộc bình, chậu hoa, bát đĩa, ấm chén...

Các cửa hàng bán đồ sứ xếp đặt cũng giống như những cửa hàng khác ở các phố buôn bán chung quanh, với cánh cửa lùa hạ xuống kê trên bậu cửa làm sạp bày hàng, trên xếp từng chồng bát đĩa, bày ấm chén làm mẫu.

Các cửa hàng bán đồ sứ xếp đặt cũng giống như những cửa hàng khác ở các phố buôn bán chung quanh, với cánh cửa lùa hạ xuống kê trên bậu cửa làm sạp bày hàng, trên xếp từng chồng bát đĩa, bày ấm chén làm mẫu.

Hàng còn xếp ở dưới đất trong gian ngoài, người bán hàng ngôi trên bục, bục này thường xây bằng gạch, bên trong bục cũng chứa hàng. Cạnh bục là chiếc hòm gỗ to đựng tiền đồng tiền kẽm.

Hàng còn xếp ở dưới đất trong gian ngoài, người bán hàng ngôi trên bục, bục này thường xây bằng gạch, bên trong bục cũng chứa hàng. Cạnh bục là chiếc hòm gỗ to đựng tiền đồng tiền kẽm.

Từ thập niên 1920, do yêu cầu xây dựng lại các phố của Hà Nội, vật liệu bằng sắt đắt khách, bên phố Hàng Đồng, Hàng Sắt làm ăn phát đạt, một số cửa hiệu bên Bát Sứ cũng chuyển sang buôn bán sắt.

Từ thập niên 1920, do yêu cầu xây dựng lại các phố của Hà Nội, vật liệu bằng sắt đắt khách, bên phố Hàng Đồng, Hàng Sắt làm ăn phát đạt, một số cửa hiệu bên Bát Sứ cũng chuyển sang buôn bán sắt.

Về sau một số gia đình gốc người phố Bát Sứ vì buôn bán sa sút đã bán nhà cho người khác, chuyển ra ở những khu dân cư mới. Những nhà nào còn giữ nghề buôn bán đĩa thì một số vào trong chợ Đồng Xuân đặt sạp bán hàng.

Về sau một số gia đình gốc người phố Bát Sứ vì buôn bán sa sút đã bán nhà cho người khác, chuyển ra ở những khu dân cư mới. Những nhà nào còn giữ nghề buôn bán đĩa thì một số vào trong chợ Đồng Xuân đặt sạp bán hàng.

Ngày nay trên phố Bát Sứ không còn dấu vết gì của mặt hàng liên quan đến tên phố. Phố cũng không chuyên doanh một mặt hàng nào như nhiều phố lân cận. Trên phố có nhiều khách sạn, văn phòng du lịch, cửa hàng tiện lợi, quán ăn.

Ngày nay trên phố Bát Sứ không còn dấu vết gì của mặt hàng liên quan đến tên phố. Phố cũng không chuyên doanh một mặt hàng nào như nhiều phố lân cận. Trên phố có nhiều khách sạn, văn phòng du lịch, cửa hàng tiện lợi, quán ăn.

Số nhà 32 phố Bát Sứ có lịch sử khá đặc biệt. Đây nguyên là nhà của học giả Nguyễn Văn Tố - Trưởng ban Thường trực Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Số nhà 32 phố Bát Sứ có lịch sử khá đặc biệt. Đây nguyên là nhà của học giả Nguyễn Văn Tố - Trưởng ban Thường trực Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Một số hình ảnh khác về phố Bát Sứ.

Một số hình ảnh khác về phố Bát Sứ.

Mời quý độc giả xem video: Kem Tràng Tiền trong ký ức người Hà Nội/ VTV24.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/pho-bat-ngo-o-ha-noi-la-pho-nao-gio-ra-sao-1869379.html