Phó Chủ tịch EuroCham: Ngành hậu mãi ô tô tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức

Trong những năm gần đây, cùng với xu thế phát triển của xã hội, nhu cầu sở hữu ô tô cá nhân ở Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng, kéo theo nhu cầu ngày càng cao về việc sửa chữa, bảo trì. Quá trình hao mòn theo thời gian cùng với tiến bộ phát triển của mảng dịch vụ tạo ra nhu cầu giúp định hình thị trường dịch vụ hậu mãi ô tô (Automotive Aftermarket), bao gồm bảo dưỡng, sửa chữa và phụ tùng thay thế tại Việt Nam. Đứng trước tiềm năng phát triển rất lớn, ngành hậu mãi ô tô mới mẻ tại Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức.

Thị trường aftermarket ô tô là thị trường thứ cấp của ngành công nghiệp ô tô. Nó liên quan đến việc sản xuất, tái sản xuất, phân phối, bán lẻ và lắp đặt tất cả các bộ phận, hóa chất, thiết bị và phụ kiện của xe, sau khi nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) bán ô tô cho người tiêu dùng. Nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) có thể hoặc không thể sản xuất các bộ phận, phụ kiện và các mặt hàng khác để bán.

Thị trường aftermarket ô tô là thị trường thứ cấp của ngành công nghiệp ô tô. Nó liên quan đến việc sản xuất, tái sản xuất, phân phối, bán lẻ và lắp đặt tất cả các bộ phận, hóa chất, thiết bị và phụ kiện của xe, sau khi nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) bán ô tô cho người tiêu dùng. Nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) có thể hoặc không thể sản xuất các bộ phận, phụ kiện và các mặt hàng khác để bán.

"Phụ tùng ô tô Aftermarket" là cụm từ dùng để chỉ các thành phần, bộ phận của xe được thêm vào sau khi xe đã được xuất xưởng từ nhà sản xuất. Ngành này bao gồm việc bán các bộ phận như lốp xe thay thế, thiết bị, phụ tùng ô tô, dịch vụ sửa chữa, sửa chữa tai nạn và phụ kiện cho xe đã được mua. Các công ty tham gia sản xuất, phân phối, bán lẻ, lắp đặt và tái sản xuất nhiều loại linh kiện và phụ kiện ô tô được bao gồm trong danh mục này. Thời gian qua, việc số hóa hoạt động sửa chữa xe và bán linh kiện đã phát triển nhờ những cải tiến về công nghệ, từ đó thúc đẩy việc mở rộng hoạt động kinh doanh thị trường aftermarket ngành ô tô.

Để hiểu rõ hơn về ngành hậu mãi ô tô aftmarket dưới góc nhìn “người trong cuộc”, AutoNews đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) 2024, Tổng Giám Đốc Schaeffler Việt Nam, đơn vị chuyên cung cấp phụ tùng ô tô aftermarket.

Nhận định về thị trường sản phẩm công nghiệp chính xác, đặc biệt là các linh kiện, phụ tùng liên quan đến động cơ, hệ thống truyền động ô tô tại Việt Nam hiện nay, ông Nguyễn Xuân Thắng cho rằng ngành hậu mãi ô tô mới mẻ tại Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, xoay quanh ba vấn đề chính: giai đoạn giao thời giữa xe cũ và xe mới, hệ thống phân phối qua các chợ truyền thống và vấn đề hàng không rõ nguồn gốc trên thị trường.

Đầu tiên là sự chuyển đổi giữa xe cũ và xe mới tạo ra sự khác biệt lớn trong nhu cầu sản phẩm và yêu cầu dịch vụ giữa các nhóm khách hàng. Khách hàng sở hữu xe cũ có xu hướng tìm kiếm các giải pháp tiết kiệm hơn, trong khi những người mua xe mới lại quan tâm nhiều hơn đến các dịch vụ cao cấp và chính hãng. Sự khác biệt này tạo ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp trong việc đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu đa dạng của các nhóm khách hàng.

Thứ hai, hệ thống phân phối các sản phẩm và dịch vụ hậu mãi ô tô ở Việt Nam chủ yếu vẫn dựa vào chợ truyền thống. Việc phân phối hàng chính hãng từ các công ty gặp nhiều khó khăn do thiếu chuỗi ga-ra tiêu chuẩn và kênh phân phối chuyên nghiệp, hiện đại khác. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận khách hàng mà còn gây khó khăn trong việc xây dựng và duy trì thương hiệu.

Thứ ba, vấn đề nhức nhối chính là hàng trôi nổi không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng vẫn còn xuất hiện nhiều trên thị trường. Những sản phẩm này không chỉ gây thiệt hại, thậm chí nguy hiểm cho người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp kinh doanh hàng chính hãng.

Thực tế, một bộ phận không nhỏ người dùng chỉ ưu tiên lựa chọn phụ tùng chính hãng và chỉ tìm đến sản phẩm của bên thứ ba khi không còn lựa chọn nào khác. Đây là bài toán mà những doanh nghiệp bên thứ 3 cung cấp cần phải có lời giải để cạnh tranh bên cạnh hàng không rõ nguồn gốc. Ông Nguyễn Xuân Thắng nhận định đây là tâm lý thường thấy của người tiêu dùng khi mong muốn chất lượng phụ tùng được đảm bảo và tối ưu hóa hiệu suất xe như lúc ban đầu. Do đó, sau thời hạn bảo hành, việc tìm kiếm sản phẩm thay thế vừa đảm bảo chất lượng vừa tiết kiệm chi phí là điều mà nhiều người dùng quan tâm.

Thị trường phụ tùng ô tô Việt Nam hiện đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đặc biệt với sự gia tăng nhanh chóng của số lượng xe thương mại sẽ tạo ra nhu cầu lớn về phụ tùng thay thế. Đây là thời điểm bứt phá quan trọng của các doanh nghiệp trong ngành hậu mãi ô tô.

Ở một doanh nghiệp lớn, là đối tác của nhiều dòng xe uy tín toàn cầu, Schaeffler có kinh nghiệm trong sản xuất và cung ứng các dòng sản phẩm linh kiện gốc OEM (Original Equipment Manufacturer) và phụ tùng hậu mãi (Aftermaket). Nhờ đó, Schaeffler có khả năng sản xuất và cung cấp đa dạng các sản phẩm hậu mãi với chất lượng cao và giải quyết chi phí hợp lý tương thích với nhiều dòng xe khác nhau, từ xe phổ thông đến xe tải nặng. Mỗi sản phẩm được thiết kế chính xác theo thông số kỹ thuật của từng loại xe, đảm bảo việc lắp đặt dễ dàng. Đồng thời, Schaeffler cũng cung cấp thông tin sản phẩm chi tiết và hướng dẫn lắp đặt cụ thể để khách hàng dễ dàng lựa chọn và sử dụng sản phẩm phù hợp với nhu cầu. Mục tiêu của Schaeffler là cung cấp cho khách hàng thêm lựa chọn có chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh trên thị trường.

Hiện ở Việt Nam, Schaeffler có ba thương hiệu uy tín LuK, INA và FAG, mang đến cho khách hàng hệ thống ly hợp và nhả ly hợp hoàn chỉnh, các linh kiện trong ứng dụng động cơ và truyền động tối ưu, cùng với các giải pháp khung gầm tiên tiến. Mọi bộ phận đều được thiết kế một cách kỹ lưỡng để hoạt động hoàn hảo cùng nhau, giúp tối ưu hóa hiệu suất xe và cho phép thay thế các bộ phận cũ một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, Schaeffler sở hữu dòng sản phẩm SNAP (Schaeffler New Aftermarket Product) bao gồm chất bôi trơn cao cấp, nước làm mát, cần gạt mưa, ắc quy và nhiều sản phẩm khác, đáp ứng mọi nhu cầu bảo dưỡng và sửa chữa xe của khách hàng.

Theo StraitsResearch, thị trường toàn cầu cho ngành aftermarket ô tô được định giá 406,32 tỷ USD vào năm 2021 và dự kiến sẽ đạt 551,92 tỷ USD vào năm 2030, mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 3,38% từ năm 2022 đến năm 2030. Nghiên cứu cho thấy dư địa để phát triển của ngành aftermarket ô tô là rất lớn, đặc biệt tại một quốc gia đang trong giai đoạn ô tô hóa như Việt Nam hiện nay.

Theo StraitsResearch, thị trường toàn cầu cho ngành aftermarket ô tô được định giá 406,32 tỷ USD vào năm 2021 và dự kiến sẽ đạt 551,92 tỷ USD vào năm 2030, mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 3,38% từ năm 2022 đến năm 2030. Nghiên cứu cho thấy dư địa để phát triển của ngành aftermarket ô tô là rất lớn, đặc biệt tại một quốc gia đang trong giai đoạn ô tô hóa như Việt Nam hiện nay.

Theo một nghiên cứu khác của Ken Research, được thúc đẩy bởi tốc độ đô thị hóa và tăng trưởng doanh số bán xe; được thúc đẩy bởi tầng lớp trung lưu tăng nhanh và nhu cầu sử dụng phương tiện cá nhân ngày càng tăng trong bối cảnh hậu Covid-19, ngành dịch vụ aftermarket cho ô tô tại Việt Nam dự kiến sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai gần, với sự gia tăng về số lượng phương tiện để nâng cao nhận thức về sức khỏe và vệ sinh sau hậu quả của Covid, do đó cho thấy sự thay đổi trong sở thích của người tiêu dùng từ việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng sang phương tiện giao thông cá nhân.

Khi ngày càng có nhiều người tiêu dùng chuyển từ sử dụng xe máy vốn là hình thức vận chuyển chủ yếu ở Việt Nam sang sử dụng xe bốn bánh, nhu cầu về các dịch vụ aftermarket sẽ tăng lên trong những năm tới. Tổc độ đô thị hóa nhanh chóng cùng với tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh chóng sẽ đóng vai trò là động lực tăng trưởng chính cho ngành dịch vụ hậu mãi tại Việt Nam. Thị trường dự kiến sẽ ghi nhận tốc độ CAGR dương là 8% về doanh thu trong giai đoạn dự báo từ năm tài chính 2020-2025.

Tiềm năng của thị trường aftermarket ngành ô tô Việt Nam được giới chuyên gia đánh giá có rất nhiều dư địa để phát triển thời gian tới và sẽ thu hút được nhiều thương hiệu lớn trên thế giới tham gia.

Ở góc độ là một trong những doanh nghiệp có tiếng trong ngành, nhận định về xu hướng phát triển thị trường aftermarket trong lĩnh vực ô tô thời gian tới của Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Thắng cho biết ông tin rằng Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng của ngành công nghiệp phụ tùng hậu mãi aftermarket với khoảng nửa triệu phương tiện mới gia nhập thị trường hàng năm. Song hành với điều này, nhu cầu sở hữu phương tiện đi lại cá nhân, thời gian sử dụng xe, và mức độ quan tâm đến việc bảo dưỡng và sửa chữa xe của người dân cũng ngày một tăng cao do xe là một tài sản lớn.

Với vai trò là nhà cung cấp các giải pháp, Schaeffler sẽ phát triển mạng lưới nhà phân phối và hệ thống ga-ra rộng khắp trên toàn quốc, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận các sản phẩm phụ tùng chính hãng và dịch vụ bảo dưỡng chuyên nghiệp. Việc mở rộng mạng lưới này góp phần đảm bảo sự hiện diện của Schaeffler trên thị trường, đồng thời mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Về việc chuyển giao công nghệ tiên tiến, Schaeffler cũng đang lên kế hoạch chuyển giao các công nghệ aftermarket tiên tiến nhất từ các nước phát triển đến Việt Nam. Điều này giúp khách hàng có nhiều lựa chọn sản phẩm chất lượng cao với giá cả hợp lý, đồng thời nâng cao hiệu suất và độ tin cậy của các phương tiện giao thông đang được sử dụng tại Việt Nam. Các ứng dụng công nghệ tin học, số hóa trong hoạt động phân phối, hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ khách hàng cũng sẽ góp phần giúp khách hàng tiếp cận nhanh chóng, tìm hiểu thông tin dễ dàng, đưa ra chọn lựa hợp lý.

Hiện tại, xe điện đang là xu hướng phát triển mạnh mẽ ở trên thế giới và tại Việt Nam. Thực tế đã có sự gia tăng quan trọng về cả nhu cầu và sản xuất xe điện. Nhưng ô tô chạy điện không cần phải thay thế bộ lọc dầu và không khí, dây đai quạt, dây đai thời gian, hộp đầu hoặc bugi, giúp chúng tiết kiệm chi phí và hiệu quả hơn. Do đó, xe điện đang nhanh chóng trở thành phương thức vận chuyển được lựa chọn, điều này đang làm chậm quá trình mở rộng hoạt động kinh doanh sản xuất phương tiện chạy bằng xăng dầu. Ngoài ra, do những tiến bộ đạt được trong động lực học của xe và kiểm soát lực kéo, các nhà sản xuất ô tô đang tập trung nỗ lực vào việc tạo ra các loại xe điện được trang bị những công nghệ tiên tiến nhất. Người dùng lúc nào cũng sẽ cần sử dụng các thiết bị và phụ kiện có chất lượng cao nhất có thể. Vì vậy, các chuyên gia trong ngành dự đoán rằng việc tăng cường sản xuất ô tô điện sẽ thúc đẩy việc mở rộng thị trường aftermarket ô tô là điều chắc chắn.

Nam Nguyễn

Nguồn VnEconomy: https://vneconomy.vn/nganh-hau-mai-o-to-tai-viet-nam-dang-doi-mat-voi-nhieu-thach-thuc.htm