Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương: Luật hóa chủ trương của Đảng về đổi mới hoạt động giám sát vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát

Phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp thứ hai Ban soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đánh giá cao sự chủ động, tích cực của Ban soạn thảo đã phối hợp tốt với các cơ quan, thực hiện khối lượng công việc rất lớn. Tuy nhiên, đề nghị Ban soạn thảo cần bám sát vào các Nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết số 27-NQ/TW; đồng thời bám sát vào 5 chính sách trong Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật để thể hiện tính gắn kết 3 chức năng chính của Quốc hội.

Toàn cảnh Phiên họp

Toàn cảnh Phiên họp

Đánh giá cao Ban soạn thảo chuẩn bị đầy đủ, công phu Hồ sơ dự án Luật

Tại Phiên họp thứ hai Ban soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, các đại biểu tập trung góp ý về các định hướng, nguyên tắc, yêu cầu khi xây dựng Luật; đánh giá về tính hợp hiến, sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật của dự thảo Luật.

Đồng thời các đại biểu cũng cho ý kiến đối với 5 vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật gồm: (1) việc bổ sung nguyên tắc mới trong Luật về “Bảo đảm cung cấp thông tin thực tiễn cho hoạt động xây dựng pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương”; (2) về thời điểm Quốc hội xem xét báo cáo của Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC, Kiểm toán nhà nước; (3) quy định tiêu chí lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vấn, chuyên đề giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát; (4) quy định hoạt động giám sát ở mô hình chính quyền đô thị; (5) quy định lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội và HĐND bầu hoặc phê chuẩn.

Các đại biểu dự Phiên họp

Các đại biểu dự Phiên họp

Qua thảo luận, các đại biểu đánh giá cao Ban soạn thảo đã chuẩn bị đầy đủ, công phu, nghiêm túc Hồ sơ dự án Luật, Tờ trình, và dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND; đồng thời bày tỏ nhất trí với đa số nội dung của dự thảo Luật. Những chủ trương mới của Đảng đòi hỏi cần được tiếp tục thể chế hóa kịp thời, đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan dân cử.

Góp ý một số vấn đề còn ý kiến khác nhau về bổ sung nguyên tắc mới trong Luật và quy định nội dung của nguyên tắc này trong một số điều của dự thảo Luật, dự thảo Luật đề xuất 2 phương án. Một số ý kiến lựa chọn Phương án 1: Bổ sung nguyên tắc nêu trên (tại Điều 3) và bổ sung các điều 16a, 27a, 41a, 62a, 70a, 80a quy định về tiêu chí lựa chọn chuyên đề giám sát, cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát. Trong đó, quy định một trong các tiêu chí để lựa chọn chuyên đề giám sát là bảo đảm cung cấp cơ sở thực tiễn cho hoạt động xây dựng pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước (đối với các cơ quan giám sát của Quốc hội), bảo đảm cung cấp cơ sở thực tiễn cho hoạt động xây dựng pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương (đối với các cơ quan giám sát của HĐND).

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, cả 2 phương án dự thảo Luật đưa ra đều không khả thi, do đó nhất trí bổ sung nguyên tắc này vào Điều 3 nhưng không nên bổ sung tiêu chí, và có thể đề xuất phương án 3. Bởi việc bổ sung nguyên tắc này rất quan trọng, điều này quyết định mục tiêu và cách thức tổ chức hoạt động giám sát để đạt được mục tiêu đó, nếu giám sát không gắn với các vấn đề quyết định quan trọng của đất nước thì giám sát sẽ không còn ý nghĩa.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật quy định bổ sung các điều luật quy định về tiêu chí lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vấn; chuyên đề giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trên cơ sở luật hóa các quy định của Nghị quyết số 334/2017/UBTVQH14 ngày 11/01/2017 của UBTVQH ban hành Quy chế thực hiện một số hoạt động giám sát của Quốc hội, UBTVQH, HĐDT, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 ngày 12/9/2022 của UBTVQH hướng dẫn hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND.

Nhiều ý kiến nhất trí với việc bổ sung các quy định này vào Luật để có cơ sở pháp lý vững chắc, thống thất cho hoạt động giám sát. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị cân nhắc thêm về việc bổ sung vào Luật các quy định này, nên chăng vẫn để như hiện nay là quy định, hướng dẫn trong các nghị quyết của UBTVQH để khi cần sửa đổi, bổ sung sẽ không quá phức tạp.

Cần bám sát các Nghị quyết của Đảng để luật hóa trong dự thảo Luật

Phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đánh giá cao sự chủ động, tích cực và tinh thần làm việc trách nhiệm của Hội đồng Dân tộc - Cơ quan chủ trì soạn thảo đã phối hợp rất tốt và thực hiện khối lượng công việc rất lớn; mong muốn Ban soạn thảo đầu tư thời gian, nghiên cứu và tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu tại Phiên họp này để góp phần xây dựng hồ sơ dự thảo Luật bảo đảm đúng quy định và có chất lượng.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương

Qua Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị Ban soạn thảo cần bám sát vào các Nghị quyết của Đảng để làm rõ phạm vi đối tượng, nhất là Nghị quyết số 27-NQ/TW năm 2022 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Vấn đề nâng cao chất vấn, giải trình và giám sát văn bản quy phạm pháp luật chính là 3 yêu cầu quan trọng trong Nghị quyết số 27-NQ/TW, do đó, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần bám sát vào 3 yêu cầu này để sửa đổi, bổ sung một số điều của dự thảo Luật Hoạt động giám sát.

Đồng thời cần bám sát vào 5 chính sách trong Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật, thể hiện tính gắn kết 3 chức năng của Quốc hội. Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, cách viết nguyên tắc thế nào trong dự án Luật thì Ban soạn thảo cho ý kiến thêm, quan trọng nhất là phải thể hiện như thế nào để thấy được sự gắn kết 3 chức năng chính của Quốc hội (gồm lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước).

“Nếu rõ được mục đích thì việc đưa ra nguyên tắc mới trong Luật là phù hợp, mục đích là để kiểm soát quyền lực, để phát huy dân chủ và để kiến tạo phát triển”, Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ. Vì vậy, đề nghị tiếp tục xin ý kiến UBTVQH về việc bổ sung nguyên tắc mới trong Luật.

Về thời điểm Quốc hội xem xét, thảo luận Báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, Phó Chủ tịch Quốc hội nhận thấy, còn nhiều ý kiến khác nhau về nội dung này, đề nghị tính toán, gửi xin ý kiến của Chính phủ, trong đó cần nêu rõ phương án 1 và phương án 2 có ưu điểm, hạn chế gì để Chính phủ lựa chọn, sau đó các đại biểu thảo luận.

Liên quan đến quy định tiêu chí lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vấn; chuyên đề giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, khái niệm “tiêu chí” cần khái quát, là những vấn đề ổn định để xác định, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình được xác định các tiêu chí cụ thể cho phù hợp, trong đó phải xác định tiêu chí chất vấn, tiêu chí chuyên đề giám sát và tiêu chí giải trình. Do đó, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ban soạn thảo tiếp thu ý kiến của các đại biểu, nội dung này chỉ nên quy định khung tiêu chí, tránh cá biệt hóa trong luật, còn trình tự, thủ tục giao cho UBTVQH quy định và hướng dẫn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị cần bám sát các yêu cầu của Nghị quyết số 27-NQ/TW để sửa đổi, bổ sung một số điều của dự thảo Luật Hoạt động giám sát

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị cần bám sát các yêu cầu của Nghị quyết số 27-NQ/TW để sửa đổi, bổ sung một số điều của dự thảo Luật Hoạt động giám sát

Về hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật, cần rà soát để luật hóa Nghị quyết 560/NQ-UBTVQH15 hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.

Liên quan đến hoạt động giám sát ở chính quyền đô thị, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị cần luật hóa nội dung này và Ban soạn thảo nghiên cứu, cân nhắc mức độ để đưa nội dung này vào trong Luật (ví dụ như luật hóa nội dung chính quyền đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh được quy định tại Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16/11/2020 của Quốc hội, chính quyền đô thị của Thành phố Đà Nẵng được quy định tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội; đồng thời dẫn chiếu theo Luật Thủ đô).

Về quy định lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội và HĐND bầu hoặc phê chuẩn, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị cần luật hóa một số quy định của Nghị quyết số 96/2023/QH15 vào dự thảo Luật, đồng thời xin ý kiến UBTVQH về việc ngưng hiệu lực thi hành của các điều 18, 19, 63, 64 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND thực hiện theo Nghị quyết số 96/2023/QH15.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Ban soạn thảo lưu ý Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật, bám sát vào các Nghị quyết của Trung ương, Kết luận 843 của Đảng đoàn Quốc hội về Đề án tiếp tục nâng cao, đổi mới chất lượng hoạt động giám sát của Quốc hội; bám sát vào 5 chính sách trong Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật, từ đó khoanh vùng nội dung cần thể hiện, đưa vào trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung lần này.

Trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tại Phiên họp:

Toàn cảnh Phiên họp

Toàn cảnh Phiên họp

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm phát biểu khai mạc Phiên họp

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm phát biểu khai mạc Phiên họp

Các đại biểu tham dự Phiên họp

Các đại biểu tham dự Phiên họp

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Cao Thị Xuân điều hành nội dung thảo luận

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Cao Thị Xuân điều hành nội dung thảo luận

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành góp ý tại Phiên họp

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành góp ý tại Phiên họp

Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa Mai Văn Hải đóng góp ý kiến tại Phiên họp

Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa Mai Văn Hải đóng góp ý kiến tại Phiên họp

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Đặng Đình Luyến phát biểu tại Phiên họp

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Đặng Đình Luyến phát biểu tại Phiên họp

Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Minh Nam

Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Minh Nam

Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Thị Thúy Ngần

Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Thị Thúy Ngần

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Lê Anh Tuấn

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Lê Anh Tuấn

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Đinh Công Sỹ

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Đinh Công Sỹ

Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Hoàng Minh Hiếu tham gia đóng góp ý kiến

Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Hoàng Minh Hiếu tham gia đóng góp ý kiến

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Trần Thị Hoa Ry

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Trần Thị Hoa Ry

Phó Trưởng ban Dân nguyện Hoàng Anh Công phát biểu tại Phiên họp

Phó Trưởng ban Dân nguyện Hoàng Anh Công phát biểu tại Phiên họp

Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu Tạ Thị Yên

Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu Tạ Thị Yên

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh Trần Thị Hằng

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh Trần Thị Hằng

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm phát biểu kết luận Phiên họp./.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm phát biểu kết luận Phiên họp./.

Bích Ngọc - Phạm Thắng

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn//cacvilanhdao/pages/hoat-dong.aspx?itemid=88753