Phơi bày bí mật của Tam giác quỷ Bermuda
Nơi đáng sợ nhất thế giới - Tam giác quỷ Bermuda đến nay đã có lời giải.
Trong nhiều thập kỷ, Tam giác Bermuda là một trong những lớn nhất của nhân loại, với vô số giả thuyết đặt ra để giải thích cho hiện tượng hàng loạt tàu thuyền và máy bay mất tích không để lại dấu vết ở vùng biển này. Bermuda trở thành một nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà văn và nhà làm phim với vô số những cuốn sách và bộ phim ăn khách về đề tài này.
Có một điều quan trọng nhưng thường bị bỏ qua, đó là Tam giác Bermuda là nơi có rất nhiều tàu bè qua lại, thế nên tỉ lệ tàu bị đắm ở vùng biển giao thông đông đúc cao hơn hẳn những khu vực ít phương tiện qua lại như ở nam Thái Bình Dương là điều đương nhiên.
Nhiều chuyên gia phân tích và nhà sử học cũng có cùng quan điểm này với Kusche. Ông John Reilly, nhà sử học thuộc Viện Sử học Hải quân Mỹ cho biết:“Vùng biển này đã có rất nhiều tàu bè qua lại nhộn nhịp kể từ khi người châu Âu tới khai phá châu Mỹ. Thế nên việc nhiều tàu bè và máy bay gặp nạn ở vùng biển này cũng không khác gì số lượng tai nạn giao thông kinh khủng ở trên một đại lộ lớn ở New Jersey".
Khi được hỏi về Tam giác Bermuda, trung tá A. L. Russell thuộc lực lượng Tuần duyên Mỹ trả lời:“Theo của chúng tôi, sự kết hợp giữa sức mạnh thiên nhiên với những sai sót không thể dự đoán được của con người vượt trội hơn so với những câu chuyện giả tưởng".
Vùng biển Tam giác Bermuda có một số đặc điểm về địa hình rất khác thường. Dưới đáy vùng biển này có những khe nứt ngầm sâu nhất trên thế giới, và những con tàu bị đắm nếu rơi xuống những khe nứt này sẽ nằm lại rất sâu dưới đáy đại dương. Phần lớn vùng biển này có độ sâu 5.791 mét, tuy nhiên ở góc tam giác phía nam gần khe nứt Puerto Rico, đáy biển sâu tới 8.229 mét.
Theo báo cáo của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ, rất nhiều vụ tai nạn tại vùng biển Bermuda là do trục trặc về kỹ thuật của phương tiện. Chẳng hạn như vụ một chiếc máy bay Cessna bị đâm xuống vùng biển gần đảo Great Abaco thuộc quần đảo Bahamas hôm 13/7/2003 là do động cơ bị hỏng lúc đang bay. Nếu không có các nạn nhân , chắc chắn người ta sẽ cho rằng chiếc máy bay này mất tích là do“Tam giác Bermuda”.
Có rất nhiều xác tàu đắm, máy bay ở khu vực này
Vào năm 1918, một con tàu chở than có tên là “Siklop” chở theo 309 người đã di chuyển đến vùng “tam giác quỷ” và mất tích một cách tại đó. Trên tàu được trang bị đầy đủ hệ thống thu phát sóng vô tuyến điện, có thể phát tín hiệu cấp cứu khi nguy cấp nhưng không hiểu vì sao họ lại không sử dụng (hoặc không thể sử dụng).
Trường hợp của tàu Carol A.Deenng khá giống với "SS Cotopaxi". Vào năm 1921, con tàu này đã xuất bến và mất tích ở “tam giác quỷ”. Nhưng sau đó khá lâu, những công nhân bốc xếp đã vô tình thấy con tàu lặng lẽ trôi đến cảng Nam Carolina (Mỹ). Rùng rợn hơn, khi lên tàu, dù không thấy một người nào nhưng thức ăn trên đó như vừa mới nấu xong.
Nổi tiếng nhất có lẽ là vụ phi đội 19 hải quân Mỹ, gồm 5 máy bay ném bom đã mất tích vào ngày 5/12/1945 khi đang làm nhiệm vụ. Khi đi qua vùng “tam giác quỷ” Bermuda, lần lượt những chiếc máy bay đó mất liên lạc. Tuy nhiên, họ đã kịp gửi về các thông điệp cấp cứu yếu ớt.
Ngay sau khi nhận được tín hiệu cấp cứu, một máy bay khác chở 13 nhân viên cứu hộ đến tìm kiếm người mất tích. Tuy vậy, họ cũng chịu chung số phận với phi đội trên. Phải đến năm 1991, chiếc tàu có tên “Dip Si” khi tìm kiếm tàu chở vàng gần vùng biển phía Đông Bắc Phort-Loderdeila đã phát hiện được 5 chiếc máy bay trên. Điều đặc biệt là 4 trong số chúng xếp thành hàng thẳng ở độ sâu 250 mét, chiếc còn lại cách đó 1 hải lí.