Phơi thóc trên mái nhà, đưa lợn lên tầng cao vì ngập lụt chưa từng thấy

Đợt ngập lụt gần 20 năm mới có một lần đã khiến cho 2 thôn An Lạc và Hòa Bình, xã Trung Giã (Sóc Sơn, Hà Nội) vẫn ngập sâu trong biển nước. Một số hộ đã phải di chuyển cả đàn lợn lên tầng 3 hoặc phơi thóc trên nóc nhà. Ghi nhận của phóng viên Báo Nhân Dân chiều 13/9.

Từ 2 ngày nay, gia đình ông Khả (60 tuổi, ở thôn An Lạc, xã Trung Giã, Sóc Sơn, Hà Nội) đã dành khu vực tầng 3 nhà mình để làm... chuồng lợn.

Từ 2 ngày nay, gia đình ông Khả (60 tuổi, ở thôn An Lạc, xã Trung Giã, Sóc Sơn, Hà Nội) đã dành khu vực tầng 3 nhà mình để làm... chuồng lợn.

Ông Khả cho biết, cách đây 2 hôm, mưa lớn kèm theo nước sông Cầu và sông Cà Lồ lên nhanh đã khiến cho nhiều thôn của Trung Giã chìm trong biển nước. "Nước lên rất nhanh. Sáng 11/9, nước đã tràn vào trong sân. Chúng tôi hò nhau kéo chân từng con lợn lên tầng 3 để trú tránh", người đàn ông 60 tuổi kể lại.

Ông Khả cho biết, cách đây 2 hôm, mưa lớn kèm theo nước sông Cầu và sông Cà Lồ lên nhanh đã khiến cho nhiều thôn của Trung Giã chìm trong biển nước. "Nước lên rất nhanh. Sáng 11/9, nước đã tràn vào trong sân. Chúng tôi hò nhau kéo chân từng con lợn lên tầng 3 để trú tránh", người đàn ông 60 tuổi kể lại.

Theo ông Khả, phải gần 20 năm qua, thôn An Lạc mới ngập sâu và lâu như này. Đến tận hôm nay, 13/9, nước mới bắt đầu rút nhẹ. Khu vực tầng mái đã trở thành "chuồng bất đắc dĩ" dành cho vật nuôi.

Theo ông Khả, phải gần 20 năm qua, thôn An Lạc mới ngập sâu và lâu như này. Đến tận hôm nay, 13/9, nước mới bắt đầu rút nhẹ. Khu vực tầng mái đã trở thành "chuồng bất đắc dĩ" dành cho vật nuôi.

"Mức nước cao nhất khi nước sông dâng trong thôn có chỗ lên tới 4m. Ngoài lợn, chúng tôi còn phải di chuyển thức ăn gia súc, bếp ăn và nhiều đồ đạc khác lên các tầng cao", ông Khả kể về quá trình "chạy lụt" của mình.

"Mức nước cao nhất khi nước sông dâng trong thôn có chỗ lên tới 4m. Ngoài lợn, chúng tôi còn phải di chuyển thức ăn gia súc, bếp ăn và nhiều đồ đạc khác lên các tầng cao", ông Khả kể về quá trình "chạy lụt" của mình.

Cũng tại An Lạc, một số hộ gia đình ở vị trí cao hơn thì bố trí "chạy lợn" lên ngay thềm nhà...

Cũng tại An Lạc, một số hộ gia đình ở vị trí cao hơn thì bố trí "chạy lợn" lên ngay thềm nhà...

Vào giai đoạn cao điểm, nước ngập lên lút mái nhà khiến cho toàn bộ các thôn An Lạc, Hòa Bình gần như bị cô lập hoàn toàn.

Vào giai đoạn cao điểm, nước ngập lên lút mái nhà khiến cho toàn bộ các thôn An Lạc, Hòa Bình gần như bị cô lập hoàn toàn.

Do nước ngập sâu, mọi di chuyển của người dân chỉ có thể được thực hiện bằng thuyền.

Do nước ngập sâu, mọi di chuyển của người dân chỉ có thể được thực hiện bằng thuyền.

... hoặc lội nước khi mực nước lũ vẫn ngập ít nhất ngang bụng.

... hoặc lội nước khi mực nước lũ vẫn ngập ít nhất ngang bụng.

Nước sâu tới ngang ngực một người đàn ông.

Nước sâu tới ngang ngực một người đàn ông.

Một số người dân tranh thủ đánh cá tại khu vực ngập.

Một số người dân tranh thủ đánh cá tại khu vực ngập.

Dù đã rút bớt, nhưng nước lũ vẫn gần ngập bức tường cao tới hơn 2m.

Dù đã rút bớt, nhưng nước lũ vẫn gần ngập bức tường cao tới hơn 2m.

Trên bức tường phía bên phải có thể nhìn thấy ngấn nước lũ trước khi rút. Ngấn nước này cao sát vị trí cửa sổ của ngôi nhà trong ảnh.

Trên bức tường phía bên phải có thể nhìn thấy ngấn nước lũ trước khi rút. Ngấn nước này cao sát vị trí cửa sổ của ngôi nhà trong ảnh.

Chiều 13/9, nước vẫn ngập ngang cửa nhà văn hóa thôn...

Chiều 13/9, nước vẫn ngập ngang cửa nhà văn hóa thôn...

... ngập mấp mé công tơ điện.

... ngập mấp mé công tơ điện.

Do nước lũ dâng cao, một số hộ dân thậm chí phải mang thóc... lên nóc mái tôn để phơi phóng.

Do nước lũ dâng cao, một số hộ dân thậm chí phải mang thóc... lên nóc mái tôn để phơi phóng.

Sân phơi thóc đặc biệt tại thôn An Lạc, Trung Giã, Sóc Sơn. (Ảnh chụp chiều 13/9).

Sân phơi thóc đặc biệt tại thôn An Lạc, Trung Giã, Sóc Sơn. (Ảnh chụp chiều 13/9).

Chiều 13/9, khi mực nước giảm bớt, một số hộ dân đã quay về nhà để bắt đầu dọn dẹp.

Chiều 13/9, khi mực nước giảm bớt, một số hộ dân đã quay về nhà để bắt đầu dọn dẹp.

Tại khu vực sông Cầu sát thôn An Lạc hiện mực nước vẫn rất lớn. Trong ảnh, cọc tiêu chỉ giới bờ sông đã bị ngập băng chỉ còn nhô lên chừng 70cm.

Tại khu vực sông Cầu sát thôn An Lạc hiện mực nước vẫn rất lớn. Trong ảnh, cọc tiêu chỉ giới bờ sông đã bị ngập băng chỉ còn nhô lên chừng 70cm.

Nhìn từ trên cao, có thể thấy toàn thôn An Lạc vẫn chìm sâu trong biển nước.

Nhìn từ trên cao, có thể thấy toàn thôn An Lạc vẫn chìm sâu trong biển nước.

Nước mênh mông xóa bỏ ranh giới của những con đường liên thôn.

Nước mênh mông xóa bỏ ranh giới của những con đường liên thôn.

Mực nước sâu khiến cho An Lạc gần như bị cô lập.

Mực nước sâu khiến cho An Lạc gần như bị cô lập.

Chiều 13/9, do nước rút bớt phần nào, một số hộ dân đã trở về nhà. Tuy nhiên, theo dự kiến, phải 2-3 ngày nữa nước lũ mới có thể rút hoàn toàn.

Chiều 13/9, do nước rút bớt phần nào, một số hộ dân đã trở về nhà. Tuy nhiên, theo dự kiến, phải 2-3 ngày nữa nước lũ mới có thể rút hoàn toàn.

Toàn cảnh thôn An Lạc nhìn từ trên cao.

Toàn cảnh thôn An Lạc nhìn từ trên cao.

"Ốc đảo" An Lạc mùa nước lũ.

"Ốc đảo" An Lạc mùa nước lũ.

Ảnh: Thành Đạt.

Ảnh: Thành Đạt.

THÀNH ĐẠT - SƠN BÁCH

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.vn/anh-phoi-thoc-tren-mai-nha-dua-lon-len-tang-cao-vi-ngap-lut-chua-tung-thay-post830770.html