Phòng, chống sâu bệnh hại cho cây trồng vụ đông
Theo báo cáo của Phòng Tổng hợp (Sở Nông nghiệp & PTNT), đến trung tuần tháng 11, toàn tỉnh đã trồng được 5.752,7 ha cây màu vụ đông, trong đó: Ngô 1.246,9 ha; lạc 174,5 ha; khoai lang 542,1 ha; bí xanh, bí đỏ 433,1 ha; khoai tây 183,3 ha; trạch tả 91 ha; đậu tương 76,5 ha; rau màu các loại 3.005,3 ha. Yên Khánh trồng được 2.167,1 ha cây vụ đông; Yên Mô 1.290 ha, Nho Quan 1.100 ha, Gia Viễn 500 ha, thành phố Tam Điệp 300 ha, Hoa Lư 210 ha, thành phố Ninh Bình 185 ha.
Tuy nhiên, theo điều tra của Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh đã có hàngtrăm ha cây vụ đông bị nhiễm sâu bệnh hại, trong đó: Cây ngô có trên 100 hanhiễm sâu keo mùa thu (5 ha nặng), 3 ha nhiễm đục thân, 8 ha nhiễm bệnh khôvằn; cây lạc có 45 ha bị bệnh đốm lá; bí xanh có 10 ha nhiễm bệnh sương mai,1,5 ha héo; rau các loại có 1,5 ha nhiễm sâu tơ, 40 ha bị bệnh bướm trắng, 3 hanhiễm bệnh sương mai; 2 ha đậu tương bị lở cổ rễ…
Ông Nguyễn Văn Phấn, Trạm trưởng Trạm Trồng trọt & BVTVhuyện Yên Mô cho biết: Ngô là một loại cây trồng chính trong vụ đông của huyện.Vụ đông 2019, toàn huyện trồng được 355 ha ngô, trong tổng gần 1.300 ha cây vụđông đã trồng và nằm chủ yếu ở các xã Yên Lâm, Yên Thành, Yên Phong. Loại sâubệnh thường gặp trên cây ngô là: sâu keo, sâu đục thân, bệnh khô vằn; hiện tạingô đang bị các loại sâu bệnh như sâu keo, bệnh khô vằn gây hại. Trạm đã phôíhợp chặt chẽ với các xã và nông dân triển khai các biện pháp phòng trừ các loạisâu bệnh gây hại.
Ngoài cây ngô, cây lạc có diện tích lớn trong vụ đông năm naycủa huyện Yên Mô với 134 ha. Với loại cây này cần chú trọng đến bệnh đốm lá, gỉsắt, trong đó biện pháp phòng trừ quan trọng là canh tác đúng quy trình kỹthuật, đảm bảo cho lạc sinh trưởng, phát triển tốt, cây khỏe chống chịu đượcvới bệnh; khi có biểu hiện bệnh cần phun phòng sớm bằng loại thuốc đặc hiệu.
Đồng chí Vũ Khắc Hiếu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt vàBVTV tỉnh cho biết: Ngoài đợt mưa đầu vụ, thời tiết, khí hậu tương đối thuậnlợi cho việc gieo trồng cây vụ đông cũng như cho cây đông đã trồng sinh trưởngvà phát triển. Đối với sản xuất vụ đông, cần khắc phục tư tưởng “được ăn, mấtcũng không mất gì” trong một bộ phận cán bộ quản lý và nông dân.
Quá trình sinhtrưởng và phát triển của cây vụ đông rất cần có sự quan tâm chăm sóc (bón phân,làm cỏ, vun xới, tưới tiêu nước…), bảo vệ đồng điền và đặc biệt là phòng, chốngsâu bệnh. Đối với cây đậu tương, chú ý đến đối tượng gây hại là giòi đục thân,đục quả. Đây là đối tượng gây hại cần phải phun thuốc trừ khi đậu tương đạt 2lá đơn đến 2 lá kép, những ruộng có mật độ cao cần phải phun kép, lần 2 sau lần1 từ 4-5 ngày, loại thuốc sử dụng để phun trừ là: Regent 80 WG, Tango 80 WG.
Ngoài ra, cần phải chú ý đến các đối tượng sâu cuốn lá, bệnh gỉ sắt, bệnh sươngmai, chuột. Đối với cây ngô, chú ý đến đối tượng sâu đục nõn, đục thân, rệp,sâu xám (giai đoạn cây con); bệnh khô vằn và chuột hại. Biện pháp phòng trừ,cách phòng trừ, loại thuốc dùng, nồng độ, liều lượng… theo hướng dẫn của ngànhchuyên môn.
Trường Sinh