Phòng thủ Mỹ 'mù' trước quỹ đạo bay vũ khí Nga
Theo RIA, với tốc độ siêu thanh và quỹ đạo bay không thể đoán trước, vũ khí Nga có thể xuyên thủng bất kỳ hệ thống phòng thủ nào của đối phương.
Tuyên bố trên được Tổng thống Putin đưa ra trước truyền thông Nga hôm 11/10, Nga hiện đã sở hữu hệ thống vũ khí tấn công đủ sức vượt qua mọi hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo.
"Chúng tôi sẽ làm việc với hệ thống vũ khí tấn công chắc chắn vượt qua mọi hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo. Chúng tôi sẽ làm điều này, đó là điều hiển nhiên", ông Putin khẳng định.
Tổng thống Nga giải thích, các hệ thống chống tên lửa bây giờ được thiết kế để bắn hạ mục tiêu bay theo một quỹ đạo đạn đạo. Tuy nhiên, vũ khí Nga được thiết kế có thể bay với tốc độ siêu vượt âm và với quỹ đạo không thể đoán trước.
"Những gì chúng tôi đã làm là tăng cường và cải thiện tên lửa đạn đạo cũng như phát triển một vũ khí mới không có đối thủ trên thế giới", ông Putin nói.
Hiện không nước nào có vũ khí siêu thanh tấn công chính xác như Nga. Một số nước đang có kế hoạch thử nghiệm trong 18 đến 24 tháng nữa nhưng chưa biết chắc khả năng thành công, còn Moscow đã biên chế loại tên lửa này cho quân đội. Vũ khí Nga dễ dàng vượt qua hệ thống phòng thủ của đối phương theo tiết lộ của ông Putin không chỉ có một loại, trong đó có Avangard. "Chúng tôi biết chắc chắn một thực tế rõ ràng và các đồng nghiệp của chúng tôi cũng nhận ra một điều là Nga đã vượt qua tất cả các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này", ông Putin tự tin phát biểu.
Nga cần thiết phải có vũ khí hạt nhân mới để vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ, mà Moscow lo ngại sẽ có khả năng đánh chặn đòn tấn công hạt nhân của mình, mở đường cho đòn tấn công hạt nhân của Mỹ.
Avangard là vũ khí siêu thanh được phóng vào khí quyển trên đỉnh một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) như tên lửa hạng nặng Sarmat của Nga và sau đó lao xuống mục tiêu với tốc độ siêu thanh (được định nghĩa là ít nhất phải bay nhanh hơn 5 lần tốc độ âm thanh - Mach 5).
Thế nhưng, tên lửa Avangard của Nga có một ưu điểm đặc biệt quan trọng là có thể lao xuống tấn công mục tiêu với tốc độ Mach 20. So với các tên lửa đạn đạo liên lục địa, nó còn có ưu điểm thứ hai là:
Không giống như quỹ đạo cố định của đầu đạn ICBM, đầu đạn của Avangard có thể cơ động để lẩn tránh hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo, khiến không một hệ thống nào có thể nhận diện được.
Ưu điểm đặc biệt thứ ba là: Avangard có thể được trang bị một đầu đạn duy nhất có đương lượng nổ khủng khiếp lên tới tới 2 megaton (tức 2000 kiloton). Để cho dễ hình dung, chúng ta so sánh rằng, một quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Hiroshima-Nhật Bản năm 1945 có đương lượng nố chỉ 15 kiloton. Như vậy, chỉ cần 2 quả Avangard là có thể bao phủ hoàn toàn nước Mỹ
Ưu điểm đặc biệt thứ tư là: Tên lửa siêu thanh không chỉ có ưu điểm là bay rất nhanh, mà chúng còn bay trên bầu khí quyển phía trên, chứ không phải không gian bên ngoài trái đất như tên lửa đạn đạo liên lục địa, có nghĩa là chúng không thể bị phát hiện bởi các radar cảnh báo sớm được thiết kế để theo dõi các ICBM khi chúng bay vòng cung qua không gian.
Với những ưu điểm nổi trội như trên, các tên lửa siêu thanh của người Nga có cơ hội tốt hơn các ICBM để xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo hiện có của Lầu Năm Góc. Mỹ sẽ không phát hiện được sự tấn công của Nga, cho đến khi tất cả đã bị hủy diệt.
Với thực lực được công bố của các tên lửa đánh chặn tốt nhất thế giới hiện nay, có thể khẳng định rằng, không có hệ thống phòng thủ nào có thể ngăn chặn được tên lửa siêu than Avangard của Nga.
Những gì Nga thực sự đạt được từ các tên lửa siêu thanh, chưa kể đến các vũ khí kỳ lạ như tên lửa hành trình động cơ hạt nhân liệu đã đủ cho Nga xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ.