Phòng thủ Mỹ 'vô dụng' trước tên lửa Nga và Triều Tiên?

Tờ Military Watch của Mỹ cho rằng hệ thống phòng không của nước này không thể đánh chặn các tên lửa Sarmat và Avangard của Nga, cũng như tên lửa Hwasong-15 của Triều Tiên.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Theo tờ tạp chí trên, mạng lưới phòng thủ tên lửa của Mỹ bao gồm 4 hệ thống chính là Patriot, AEGIS và AEGIS Ashore, hệ thống phòng thủ tầm cao THAAD và hệ thống GMD chỉ được triển khai riêng tại Mỹ.

Trong số đó, hệ thống Patriot được đánh giá là có năng lực phòng thủ hoàn hảo nhất nhưng cũng vẫn còn những hạn chế trong việc phòng thủ chống máy bay.

Tuy nhiên, cả 4 hệ thống này đều được thiết kế để tiếp cận các tên lửa của đối phương trong giai đoạn cuối, khi tên lửa này đang ở giai đoạn giảm độ cao chứ không thể đạt được độ cao cần thiết để đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) ở giai đoạn đầu và giai đoạn giữa, khi tên lửa mục tiêu còn ở trong tầng khí quyển dày đặc.

Theo tạp chí trên, đó chính là lý do cả hệ thống Patriot và hệ thống Aegis của các tàu chiến của Mỹ và Nhật Bản đều không thể chặn được tên lửa được Triều Tiên phóng thử vào năm 2017.

Tên lửa của Triều Tiên khi đó đã bay qua Nhật Bản ở độ cao 770 km và rơi xuống vùng biển cách bờ biển Nhật Bản khoảng 300 km.

Cả hệ thống phòng thủ tầm cao hơn của Mỹ là THAAD hiện đang được triển khai ở Hàn Quốc và Guam đã được lắp đặt ở Nhật Bản khi đó cũng không thể chặn tên lửa của Triều Tiên.

Ngoài ra, Military Watch cũng cho rằng, hệ thống phòng không của Mỹ không thể chặn được các tên lửa Avangard mới nhất của Nga – vốn được cho là có tốc độ vượt quá tốc độ âm thanh 20 lần hay tên lửa Sarmat.

Hà Dung

Nguồn Pháp Luật VN: http://baophapluat.vn/the-gioi/phong-thu-my-vo-dung-truoc-ten-lua-nga-va-trieu-tien-455674.html