Phong tục người Việt không có tháng cô hồn

Tháng 7 âm lịch bị nhiều người coi là thời gian xui xẻo nhất trong năm và phải kiêng kỵ nhiều thứ. Thực tế, quan niệm này sai và không hề có trong phong tục của người Việt.

 Tháng 7 âm lịch vốn bị nhiều người coi là tháng cô hồn, nhiều âm khí, dễ gặp chuyện xui xẻo. Trong tháng này, nhiều điều kiêng kỵ được truyền tai nhau như không đi về khuya, không gọi tên nhau vào ban đêm… Người kinh doanh thì không làm ăn lớn, khai trương cửa hàng vào thời gian này. Những thứ tránh làm còn trải dài sang việc ăn uống hàng ngày, như không ăn cháo trắng, thịt chó, thịt vịt, sầu riêng vào tháng 7 âm để tránh vận đen đeo bám. Trên thực tế, đây là quan niệm sai lầm. Ảnh: Việt Linh.

Tháng 7 âm lịch vốn bị nhiều người coi là tháng cô hồn, nhiều âm khí, dễ gặp chuyện xui xẻo. Trong tháng này, nhiều điều kiêng kỵ được truyền tai nhau như không đi về khuya, không gọi tên nhau vào ban đêm… Người kinh doanh thì không làm ăn lớn, khai trương cửa hàng vào thời gian này. Những thứ tránh làm còn trải dài sang việc ăn uống hàng ngày, như không ăn cháo trắng, thịt chó, thịt vịt, sầu riêng vào tháng 7 âm để tránh vận đen đeo bám. Trên thực tế, đây là quan niệm sai lầm. Ảnh: Việt Linh.

 Theo hòa thượng Thích Bảo Nghiêm - Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Phật giáo Việt Nam - quan niệm của người Việt là không có tháng cô hồn, mà chỉ có tháng xá tội vong nhân. Điều này cũng được nhắc đến trong sách 100 điều nên biết về phong tục Việt Nam. Ảnh: Lê Hiếu.

Theo hòa thượng Thích Bảo Nghiêm - Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Phật giáo Việt Nam - quan niệm của người Việt là không có tháng cô hồn, mà chỉ có tháng xá tội vong nhân. Điều này cũng được nhắc đến trong sách 100 điều nên biết về phong tục Việt Nam. Ảnh: Lê Hiếu.

 Trong sách Thiên nguyên ngũ ca của Đại Hồng (Trung Quốc), vương đế cổ đại khi qua đời thường lui lại đến tháng 7 mới cho an táng, vì đây được coi là tháng “thượng đắc thiên thời, hạ đắc địa lợi”. Điều này cho thấy tháng 7 là thời gian may mắn, không hề có ý nghĩa đen đủi. Ảnh: Việt Linh.

Trong sách Thiên nguyên ngũ ca của Đại Hồng (Trung Quốc), vương đế cổ đại khi qua đời thường lui lại đến tháng 7 mới cho an táng, vì đây được coi là tháng “thượng đắc thiên thời, hạ đắc địa lợi”. Điều này cho thấy tháng 7 là thời gian may mắn, không hề có ý nghĩa đen đủi. Ảnh: Việt Linh.

 Do đó, thay vì cúng bái, tôn thờ những điều mê tín, con người nên hướng tới những điều thiện, như xá tội vong nhân và báo hiếu với cha mẹ, ông bà. Ảnh: Việt Linh.

Do đó, thay vì cúng bái, tôn thờ những điều mê tín, con người nên hướng tới những điều thiện, như xá tội vong nhân và báo hiếu với cha mẹ, ông bà. Ảnh: Việt Linh.

 Rằm tháng 7 âm lịch có 2 lễ lớn là lễ Vu Lan và xá tội vong nhân. Theo giáo lý nhà Phật, muốn báo hiếu bố mẹ thì cử hành lễ Vu Lan để cầu siêu cho các đấng sinh thành và làm lễ xá tội vong nhân để cúng cho linh hồn đang còn vất vưởng không nơi nương tựa. Ảnh: Duy Hiệu.

Rằm tháng 7 âm lịch có 2 lễ lớn là lễ Vu Lan và xá tội vong nhân. Theo giáo lý nhà Phật, muốn báo hiếu bố mẹ thì cử hành lễ Vu Lan để cầu siêu cho các đấng sinh thành và làm lễ xá tội vong nhân để cúng cho linh hồn đang còn vất vưởng không nơi nương tựa. Ảnh: Duy Hiệu.

 Tuy nguồn gốc khác nhau, cả 2 lễ cúng lớn trong tháng 7 âm lịch đều chứa đựng ý nghĩa nhân văn: đề cao báo hiếu và làm phúc bố thí.

Tuy nguồn gốc khác nhau, cả 2 lễ cúng lớn trong tháng 7 âm lịch đều chứa đựng ý nghĩa nhân văn: đề cao báo hiếu và làm phúc bố thí.

 Vào ngày này, người Việt thường làm hai mâm cơm chay, một mâm để tưởng nhớ tổ tiên, mâm còn lại để cúng cho những vong hồn chưa được siêu thoát. Mâm cơm cho lễ Vu Lan thường có những món ăn truyền thống như xôi đỗ xanh, gà chay, nem chay, giò lụa chay, đậu đũa luộc, canh nấm, nộm chay. Mâm cúng chúng sinh gồm các lễ vật như bỏng ngô, chè lam, kẹo vừng, cháo, tiền vàng, nước lã hoặc rượu, gạo, muối, khoai lang luộc. Ảnh: Vinh Phung.

Vào ngày này, người Việt thường làm hai mâm cơm chay, một mâm để tưởng nhớ tổ tiên, mâm còn lại để cúng cho những vong hồn chưa được siêu thoát. Mâm cơm cho lễ Vu Lan thường có những món ăn truyền thống như xôi đỗ xanh, gà chay, nem chay, giò lụa chay, đậu đũa luộc, canh nấm, nộm chay. Mâm cúng chúng sinh gồm các lễ vật như bỏng ngô, chè lam, kẹo vừng, cháo, tiền vàng, nước lã hoặc rượu, gạo, muối, khoai lang luộc. Ảnh: Vinh Phung.

Hiền Thy

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/phong-tuc-nguoi-viet-khong-co-thang-co-hon-post1126935.html