Đối với con người chúng ta, việc kiến bò khắp cơ thể nghe giống như một cơn ác mộng. Nhưng đối với nhiều loài chim, đó là một nghi lễ được mong đợi một cách háo hức được gọi là "anting".
Thuật ngữ "anting" nó mô tả hành động có chủ ý của loài chim, chúng chà xát những con kiến hoặc côn trùng khác lên bộ lông và da của chúng.
Hoạt động "anting" thường được thực hiện theo hai cách, bao gồm việc chim nhặt từng con kiến bằng mỏ của nó và lau mạnh chúng trên lông, đặc biệt tập trung vào cánh và đuôi. Các loài chim như giẻ cùi, quạ và gà tây thường xuyên thực hiện hành vi này.
Cách còn lại là "anting" một cách thụ động - là một phương pháp thoải mái hơn, trong đó chim chỉ cần ngồi xổm xuống trong hoặc gần tổ kiến và để kiến tụ tập trên đôi cánh và cơ thể xòe ra của nó. Chim cổ đỏ, quạ và các loài chim khác thường được biết đến với hành vi đặc biệt này.
Với hơn 200 loài chim sử dụng 24 loài kiến khác nhau cho hành vi này được quan sát, có thể thấy đây rõ ràng đây không phải là hành vi ngẫu nhiên. Tuy nhiên, các nhà khoa học hiện tại vẫn tranh luận về lý do chính và lợi ích đằng sau hành vi kỳ lạ này.
Một số nghiên cứu cho thấy hành vi tắm kiến có thể giúp chim giảm thiểu sự lây nhiễm bởi các loại ký sinh trùng này, đặc biệt là ở những thời điểm trong năm khi ký sinh trùng sinh sôi nảy nở. Có một giả thiết khác rằng loài chim có chiến lược chà xát kiến lên mình để loại bỏ hoặc pha loãng axit formic phòng thủ của côn trùng trước khi tiêu thụ chúng. Điều này có thể giải thích vì sao loài chim sáo đá thích thực hiện hành vi này trước khi ăn thịt kiến...
Với rất nhiều giả thiết, có thể thấy rằng hành vi "tắm kiến" có thể phục vụ cho các mục đích chính khác nhau cho các nhóm chim khác nhau, hoặc thậm chí kết hợp nhiều lợi ích.