Phụ nữ bao nhiêu quần áo là đủ?

Rất nhiều người đã yêu thích ca khúc 'Người yêu tôi không có gì để mặc' của nhóm nhạc Lộn Xộn Band ngay khi được biểu diễn lần đầu tiên trong một cuộc thi âm nhạc năm 2018. Và ca khúc đã nhanh chóng thành một cơn sốt trên mạng xã hội. Ngoài giai điệu sôi động, vui vẻ, công chúng yêu thích ca khúc này vì tìm thấy ở đó một hình ảnh quen thuộc, một nỗi khổ tâm của rất nhiều chị em phụ nữ, khi ngày nào cũng đứng trước một tủ đầy quần áo, nhưng vẫn thấy 'không có gì để mặc'.

Phụ nữ bao nhiêu quần áo là đủ?

Cứ mỗi sáng đến giờ đi làm, chị Nguyễn Thúy Nhân (Phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy) mất hai tiếng để sửa soạn.

Mỗi lần đứng trước hàng chục bộ quần áo đủ các nhãn hiệu, kiểu dáng khác nhau, có những chiếc còn nguyên tem mác vẫn chưa kịp mặc. Nhưng nỗi niềm “không có gì để mặc” vẫn bủa vây chị vào mỗi sáng. Vì quần áo cũ theo quan niệm của chị “là những bộ đã up ảnh lên Facebook”.

Có những chiếc còn nguyên tem mác vẫn chưa kịp mặc.

Có những chiếc còn nguyên tem mác vẫn chưa kịp mặc.

Chị Nguyễn Thúy Nhân chia sẻ: “Cái áo dài này tôi mặc đúng có một lần để đăng lên Facebook xong rồi không có sờ đến nữa. Tủ đồ của tôi luôn trong tình trạng chật cứng vì có những đồ đã chụp hình đăng lên Facebook thì là cũ rồi, không mặc lần sau nữa. Phụ nữ mà, đó đã là một thói quen rồi. Đôi khi tâm lý bất ổn một chút cũng lên mạng mua đồ. Có những bộ đồ còn nguyên tem vẫn chưa mặc nhưng vẫn thích mua đồ mới và lúc nào cũng trong trạng thái không có gì để mặc."

Chị Nguyễn Thúy Nhân (Phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy) mất hai tiếng để sửa soạn mỗi sáng trước khi đi làm

Chị Nguyễn Thúy Nhân (Phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy) mất hai tiếng để sửa soạn mỗi sáng trước khi đi làm

Dù tủ quần áo đầy đủ như một shop thời trang mini, nhưng mỗi ngày, chị Thái Thanh Nhàn (phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm) vẫn thường lên mạng để tìm kiếm những bộ váy áo mới, nhằm thỏa mãn niềm đam mê cái đẹp của mình. Có những bộ vừa mới mua về nhưng không ưng ý, chị đành phải tặng đi. Thói quen mua sắm này không chỉ giúp cải thiện tâm trạng của chị mà đôi khi cũng khiến chị cảm thấy căng thẳng vì thói quen chi tiêu quá nhiều.

Chị Thái Thanh Nhàn cho hay: “Trước mắt là làm cho tủ đỡ chật. Có khi sau này lại lướt Facebook rồi vẫn mắc bệnh đó thôi, khó bỏ lắm. Mình cũng chẳng biết là mua bao nhiều cho đủ. Trước đây khi làm công sở thì phải có quần áo của công sở. Sau này đi đám cưới, hội này hội kia thì mỗi một chỗ lại có nhu cầu khác nhau. Mà hiện nay trên mạng, cứ mở ra là lại thấy một loạt các hãng quần áo rồi lại ấn mua.”

Các chị em phải dành nhiều giờ để chọn lựa trang phục hoặc mua sắm mới.

Các chị em phải dành nhiều giờ để chọn lựa trang phục hoặc mua sắm mới.

Nhu cầu mua sắm và làm đẹp là điều thiết yếu đối với nhiều chị em phụ nữ, vì quần áo đẹp không chỉ giúp họ tự tin hơn trong giao tiếp mà còn trong công việc hàng ngày. Tuy nhiên, khi nhu cầu này trở thành “bệnh nghiện mua sắm”, nó có thể dẫn đến sự bứt dứt và lãng phí, khi chị em mua sắm quá nhiều chỉ vì cảm xúc nhất thời. Tình trạng này không chỉ gây ra rắc rối và phiền toái, mà còn tốn kém thời gian và tiền bạc, khi mỗi lần phải dành nhiều giờ để chọn lựa trang phục hoặc mua sắm mới.

Tại sao phụ nữ lúc nào cũng thiếu quần áo?

Thạc sĩ Phan Thị Thảo - người có 10 năm nghiên cứu về tâm lý học cho rằng một số người nghiện mua sắm quần áo và lúc nào cũng thấy thiếu vì họ cảm thấy “ám ảnh” cảm giác thỏa mãn khi sở hữu món đồ yêu thích. Khi đó, não sẽ giải phóng chất endorphins và dopamine khiến bạn cảm thấy vui vẻ, hưng phấn. Theo thời gian, cảm xúc trên có thể trở thành nguyên nhân gây nghiện. Điều đáng nói là có đến 10-15% dân số có thể gặp tình trạng này.

Một số người nghiện mua sắm quần áo và lúc nào cũng thấy thiếu vì họ cảm thấy “ám ảnh” cảm giác thỏa mãn khi sở hữu món đồ yêu thích.

Một số người nghiện mua sắm quần áo và lúc nào cũng thấy thiếu vì họ cảm thấy “ám ảnh” cảm giác thỏa mãn khi sở hữu món đồ yêu thích.

Ths. Phan Thị Thảo – Giảng viên Môn Tâm lý học - Học viện thanh thiếu niên Việt Nam cho hay: “Thực ra có những người chỉ cần hai bộ thôi thì họ cũng biết cách phối hợp để cho ra nhiều bộ quần áo khác nhau rồi. Tất cả xuất phát từ nhu cầu, sở thích, hứng thú của mỗi người phụ nữ. Điểm thứ hai liên quan đến kiểm soát nhu cầu cá nhân. Ví dụ, năm nay đang hot trend về con vật như gấu dâu, gấu Labubu. Nếu người phụ nữ bắt theo trend thì chắc chắn trong tủ quần áo của họ sẽ phải có một chiếc áo phông thâm chí có một chiếc váy hình thù đó.”

Giải pháp để “luôn có đủ quần áo mặc”

Khi mua sắm vô tội vạ và thái quá sẽ tạo thành một thói quen không tốt và chúng ta sẽ thường đặt ra những câu hỏi: "Vì sao chúng ta lại mua nó nhỉ?". Vậy làm thế nào để chị em phụ nữ tối ưu tủ quần áo của mình?

Nhà thiết kế Hà Duy.

Nhà thiết kế Hà Duy.

Nhà thiết kế Hà Duy chia sẻ: "Có rất nhiều hãng thời trang người ta sản xuất mặt hàng thời trang nhanh, rẻ, dễ sử dụng. Với một tâm lý đồ rẻ chỉ mặc một, hai lần, khi mà quần áo xuống màu hay nhăn, tâm lý của mình không muốn mặc nữa. Duy nghĩ là mình nên lựa chọn trang phục vừa phải, phù hợp và việc lựa chọn chất liệu rất quan trọng. Rất nhiều sản phẩm tốt mà giá cả vừa phải, thậm chí rẻ. Việc mà mình lựa chọn được quần áo chất liệu tốt thì lại phụ thuộc nhiều vào mắt nhìn mỗi người.”

Một típ phối đồ với chân váy chữ A.

Một típ phối đồ với chân váy chữ A.

Hiện tượng mua quần áo nhưng không sử dụng

Ngành công nghiệp thời trang toàn cầu đang chứng kiến một hiện tượng ngày càng phổ biến: việc mua sắm quần áo mà không sử dụng. Tình trạng này đặc biệt rõ nét ở nhiều nơi như Vương quốc Anh, Mỹ, Trung Quốc và Pháp, nơi thói quen mua sắm và xu hướng thời trang ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi tiêu dùng.

Theo một khảo sát được thực hiện của Statista, tại Vương quốc Anh, khoảng 29% số phụ nữ được khảo sát thừa nhận rằng họ đã mua quần áo mà chưa bao giờ mặc, tỷ lệ này chiếm cao nhất trong các nước và là con số đáng lo ngại, phản ánh sự gia tăng của thói quen mua sắm bốc đồng và sự thay đổi nhanh chóng trong xu hướng thời trang.

Khảo sát được thực hiện của Statista, tại Vương quốc Anh.

Khảo sát được thực hiện của Statista, tại Vương quốc Anh.

Ở Mỹ, hiện tượng nữ giới mua quần áo mà không bao giờ mặc đến cũng đang gia tăng, với tỷ lệ 23%. Trung Quốc, với sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu, cũng không thoát khỏi hiện tượng này, với 12% số người được khảo sát thừa nhận bỏ xó quần áo trong góc tủ khi mua về. Tại Pháp, nơi thời trang thường được coi là một phần quan trọng của văn hóa, tình trạng mua sắm quần áo mà không bao giờ mặc đến vẫn tồn tại.

Mặc dù phụ nữ Pháp thường đầu tư vào các món đồ thời trang chất lượng và lâu dài, sự thu hút của các xu hướng mới và các đợt giảm giá cũng dẫn đến việc mua sắm không thực sự cần thiết. Các con số trên mặc dù chỉ đại diện cho số lượng nhỏ những người được khảo sát của mỗi quốc gia, nhưng cũng phần nào phản ánh được tình trạng hiện nay, khi con người mua sắm quá mức và sự thay đổi nhanh chóng của xu hướng thời trang khiến nhiều món đồ không được sử dụng.

Tình trạng mua nhưng không dùng đặc biệt rõ nét ở nhiều nơi như Vương quốc Anh, Mỹ, Trung Quốc và Pháp.

Tình trạng mua nhưng không dùng đặc biệt rõ nét ở nhiều nơi như Vương quốc Anh, Mỹ, Trung Quốc và Pháp.

Hiện tượng trên có thể được giải thích với một vài nguyên nhân. Mua sắm có thể được sử dụng như một cách để giải tỏa căng thẳng, cảm giác trống rỗng, hoặc buồn chán. Thêm vào đó, sự xuất hiện của các chương trình khuyến mãi, giảm giá như Black Friday, Cyber Monday khiến nhiều người tiêu dùng cảm thấy bị áp lực phải mua nhiều hơn để tận dụng những ưu đãi này. Hơn nữa, sự phổ biến của các thương hiệu thời trang nhanh, thường không được đầu tư về chất lượng nhưng lại rất hấp dẫn về mặt giá cả và kiểu dáng, khiến một bộ phận người tiêu dùng dễ chìm đắm vào thói quen mua sắm vô độ.

Trong khi ngành công nghiệp thời trang tiếp tục phát triển, việc cân nhắc kỹ lưỡng và thực hành mua sắm có trách nhiệm sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trường tiêu dùng lành mạnh và bền vững hơn.

Ánh Nguyệt

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/video/phu-nu-bao-nhieu-quan-ao-la-du-256245.htm