Phụ nữ dân tộc Tày có sinh kế bền vững từ du lịch cộng đồng

Từ vùng đất nghèo khó, hẻo lánh, xã Bản Liền (Lào Cai cũ) đang vươn mình đổi thay nhờ bàn tay khéo léo và tinh thần gắn bó quê hương của những người phụ nữ dân tộc Tày. Du lịch cộng đồng không chỉ mang lại sinh kế bền vững, mà còn giúp họ nâng cao vị thế, giữ gìn bản sắc và kiến tạo một Bản Liền đầy sức sống.

 Nhờ du lịch cộng đồng phát triển, đời sống kinh tế được cải thiện, phụ nữ Tày ở Bản Liền có thêm thời gian và điều kiện chăm sóc con cái. Trẻ em được đến trường và có môi trường sống tốt hơn.

Nhờ du lịch cộng đồng phát triển, đời sống kinh tế được cải thiện, phụ nữ Tày ở Bản Liền có thêm thời gian và điều kiện chăm sóc con cái. Trẻ em được đến trường và có môi trường sống tốt hơn.

Xã Bản Liền (tỉnh Lào Cai) là một xã vùng cao với địa hình đồi núi phức tạp và giao thông còn nhiều khó khăn. Toàn xã có khoảng 4.200 người, sinh sống đa dạng với nhiều dân tộc anh em, trong đó chủ yếu là người Tày, cùng người La Chí, Mông, Dao và một số dân tộc khác. Trước đây, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, cuộc sống người dân gặp nhiều thử thách, nhiều phụ nữ phải rời bản đi làm ăn xa để kiếm sống.

Xã Bản Liền (tỉnh Lào Cai) là một xã vùng cao với địa hình đồi núi phức tạp và giao thông còn nhiều khó khăn. Toàn xã có khoảng 4.200 người, sinh sống đa dạng với nhiều dân tộc anh em, trong đó chủ yếu là người Tày, cùng người La Chí, Mông, Dao và một số dân tộc khác. Trước đây, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, cuộc sống người dân gặp nhiều thử thách, nhiều phụ nữ phải rời bản đi làm ăn xa để kiếm sống.

Du lịch cộng đồng bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở Bản Liền từ khoảng năm 2017-2018, với sự hỗ trợ từ các dự án phát triển cộng đồng và chính quyền địa phương. Ban đầu chỉ có vài hộ tiên phong, đến nay đã có gần 20 homestay đang hoạt động, chủ yếu do phụ nữ Tày làm chủ hoặc tham gia điều hành. Đây chính là những bước đi đầu tiên, mở ra một hướng phát triển kinh tế mới cho Bản Liền.

Du lịch cộng đồng bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở Bản Liền từ khoảng năm 2017-2018, với sự hỗ trợ từ các dự án phát triển cộng đồng và chính quyền địa phương. Ban đầu chỉ có vài hộ tiên phong, đến nay đã có gần 20 homestay đang hoạt động, chủ yếu do phụ nữ Tày làm chủ hoặc tham gia điều hành. Đây chính là những bước đi đầu tiên, mở ra một hướng phát triển kinh tế mới cho Bản Liền.

Nhờ du lịch cộng đồng, thu nhập bình quân của các hộ làm du lịch tăng đáng kể. Sự gia tăng thu nhập này đã giúp đời sống của chị em nói riêng và người dân Bản Liền nói chung được cải thiện rõ rệt, nhiều gia đình thoát nghèo, có điều kiện đầu tư cho con cái học hành.

Nhờ du lịch cộng đồng, thu nhập bình quân của các hộ làm du lịch tăng đáng kể. Sự gia tăng thu nhập này đã giúp đời sống của chị em nói riêng và người dân Bản Liền nói chung được cải thiện rõ rệt, nhiều gia đình thoát nghèo, có điều kiện đầu tư cho con cái học hành.

Kết quả tích cực này còn thể hiện qua việc lượng du khách đến tham quan Bản Liền ngày một đông qua từng năm, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc.

Kết quả tích cực này còn thể hiện qua việc lượng du khách đến tham quan Bản Liền ngày một đông qua từng năm, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc.

Việc phát triển du lịch cộng đồng đã giúp phụ nữ Tày có thêm nguồn thu nhập ngay tại quê nhà, không còn phải ly hương đi làm ăn xa. Điều này không chỉ giúp chị em có thêm thời gian chăm sóc gia đình, con cái mà còn nâng cao vai trò, vị thế của người phụ nữ trong gia đình và cộng đồng, tự tin hơn trong các hoạt động xã hội.

Việc phát triển du lịch cộng đồng đã giúp phụ nữ Tày có thêm nguồn thu nhập ngay tại quê nhà, không còn phải ly hương đi làm ăn xa. Điều này không chỉ giúp chị em có thêm thời gian chăm sóc gia đình, con cái mà còn nâng cao vai trò, vị thế của người phụ nữ trong gia đình và cộng đồng, tự tin hơn trong các hoạt động xã hội.

Nhằm có điều kiện đầu tư xây dựng homestay, nhiều hộ dân tộc Tày ở Bản Liền đã chủ động tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế cùng các chương trình tín dụng khác. Những nguồn hỗ trợ tài chính này chính là yếu tố then chốt giúp người dân tự tin đầu tư, cải thiện cơ sở vật chất và từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách.

Nhằm có điều kiện đầu tư xây dựng homestay, nhiều hộ dân tộc Tày ở Bản Liền đã chủ động tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế cùng các chương trình tín dụng khác. Những nguồn hỗ trợ tài chính này chính là yếu tố then chốt giúp người dân tự tin đầu tư, cải thiện cơ sở vật chất và từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách.

Chị Vàng Thị Cân, chủ cơ sở "Bản Liền Forest Homestay" chia sẻ: "Trước đây, gia đình tôi rất khó khăn, chỉ trông vào vài sào ruộng. Khi được Hội LHPN xã vận động làm du lịch, tôi cũng băn khoăn lắm vì chưa biết làm thế nào. Nhưng được sự hỗ trợ về kiến thức, kỹ năng và nguồn vốn, tôi đã mạnh dạn xây dựng homestay. Giờ đây, cuộc sống gia đình tôi đã khấm khá hơn rất nhiều, có thu nhập ổn định. Phụ nữ chúng tôi cũng được học hỏi nhiều hơn, tự tin hơn trong giao tiếp với du khách, biết cách quản lý tài chính và phát triển kinh doanh".Việc xây dựng và vận hành homestay không chỉ mang lại thu nhập trực tiếp từ việc cho thuê phòng, phục vụ ăn uống mà còn tạo ra các dịch vụ đi kèm như hướng dẫn du khách tham quan, trải nghiệm cuộc sống địa phương. Điều này giúp phụ nữ Tày phát huy những kiến thức, kỹ năng truyền thống của mình để phục vụ du khách, đồng thời tạo thêm việc làm cho các thành viên khác trong gia đình và cộng đồng.

Chị Vàng Thị Cân, chủ cơ sở "Bản Liền Forest Homestay" chia sẻ: "Trước đây, gia đình tôi rất khó khăn, chỉ trông vào vài sào ruộng. Khi được Hội LHPN xã vận động làm du lịch, tôi cũng băn khoăn lắm vì chưa biết làm thế nào. Nhưng được sự hỗ trợ về kiến thức, kỹ năng và nguồn vốn, tôi đã mạnh dạn xây dựng homestay. Giờ đây, cuộc sống gia đình tôi đã khấm khá hơn rất nhiều, có thu nhập ổn định. Phụ nữ chúng tôi cũng được học hỏi nhiều hơn, tự tin hơn trong giao tiếp với du khách, biết cách quản lý tài chính và phát triển kinh doanh".Việc xây dựng và vận hành homestay không chỉ mang lại thu nhập trực tiếp từ việc cho thuê phòng, phục vụ ăn uống mà còn tạo ra các dịch vụ đi kèm như hướng dẫn du khách tham quan, trải nghiệm cuộc sống địa phương. Điều này giúp phụ nữ Tày phát huy những kiến thức, kỹ năng truyền thống của mình để phục vụ du khách, đồng thời tạo thêm việc làm cho các thành viên khác trong gia đình và cộng đồng.

Chị Vàng Thị Thông, chủ cơ sở Pine Homestay, một người phụ nữ Tày với tình yêu sâu đậm dành cho văn hóa dân tộc, chia sẻ: "Những làn điệu Then, điệu đàn Tính là tâm hồn của người Tày chúng tôi. Nó được truyền từ đời này sang đời khác, chứa đựng bao nhiêu kỷ niệm, tình cảm. Khi làm du lịch cộng đồng, tôi muốn du khách không chỉ đến để ngắm cảnh, mà còn để hiểu hơn về văn hóa của chúng tôi".

Chị Vàng Thị Thông, chủ cơ sở Pine Homestay, một người phụ nữ Tày với tình yêu sâu đậm dành cho văn hóa dân tộc, chia sẻ: "Những làn điệu Then, điệu đàn Tính là tâm hồn của người Tày chúng tôi. Nó được truyền từ đời này sang đời khác, chứa đựng bao nhiêu kỷ niệm, tình cảm. Khi làm du lịch cộng đồng, tôi muốn du khách không chỉ đến để ngắm cảnh, mà còn để hiểu hơn về văn hóa của chúng tôi".

Chị Thông không chỉ tự mình biểu diễn mà còn tổ chức các buổi giao lưu, dạy du khách cách hát Then, chơi đàn Tính. "Đó không chỉ là cách chúng tôi gìn giữ di sản mà còn là cách tạo ra giá trị mới cho du lịch. Khách rất thích thú khi được trực tiếp trải nghiệm và hiểu sâu sắc hơn về văn hóa Tày", chị Thông tâm sự. Những hoạt động này không chỉ giúp bảo tồn văn hóa mà còn tạo thêm thu nhập cho chị em có năng khiếu, đam mê văn nghệ.

Chị Thông không chỉ tự mình biểu diễn mà còn tổ chức các buổi giao lưu, dạy du khách cách hát Then, chơi đàn Tính. "Đó không chỉ là cách chúng tôi gìn giữ di sản mà còn là cách tạo ra giá trị mới cho du lịch. Khách rất thích thú khi được trực tiếp trải nghiệm và hiểu sâu sắc hơn về văn hóa Tày", chị Thông tâm sự. Những hoạt động này không chỉ giúp bảo tồn văn hóa mà còn tạo thêm thu nhập cho chị em có năng khiếu, đam mê văn nghệ.

Ngoài âm nhạc, nghề truyền thống làm nón lá của người Tày cũng là một điểm nhấn thu hút du khách. Những chiếc nón lá không chỉ là vật dụng che mưa che nắng mà còn là tác phẩm nghệ thuật mang đậm nét văn hóa địa phương.

Ngoài âm nhạc, nghề truyền thống làm nón lá của người Tày cũng là một điểm nhấn thu hút du khách. Những chiếc nón lá không chỉ là vật dụng che mưa che nắng mà còn là tác phẩm nghệ thuật mang đậm nét văn hóa địa phương.

Chị Lâm Thị Nghị, một nghệ nhân làm nón lá truyền thống ở Bản Liền chia sẻ: "Nghề làm nón lá đã có từ lâu đời trong cộng đồng người Tày. Trước đây chỉ làm để dùng và trao đổi trong làng, nay du khách đến đông, chúng tôi có thêm kênh tiêu thụ. Nhiều du khách rất thích thú khi được tự tay làm một chiếc nón lá dưới sự hướng dẫn của chúng tôi. Điều này không chỉ giúp chúng tôi tăng thêm thu nhập mà còn giúp quảng bá nghề truyền thống của dân tộc mình".

Chị Lâm Thị Nghị, một nghệ nhân làm nón lá truyền thống ở Bản Liền chia sẻ: "Nghề làm nón lá đã có từ lâu đời trong cộng đồng người Tày. Trước đây chỉ làm để dùng và trao đổi trong làng, nay du khách đến đông, chúng tôi có thêm kênh tiêu thụ. Nhiều du khách rất thích thú khi được tự tay làm một chiếc nón lá dưới sự hướng dẫn của chúng tôi. Điều này không chỉ giúp chúng tôi tăng thêm thu nhập mà còn giúp quảng bá nghề truyền thống của dân tộc mình".

Hoạt động trải nghiệm làm nón lá không chỉ là một sản phẩm du lịch độc đáo mà còn là cầu nối giúp du khách hiểu hơn về sự khéo léo, tỉ mỉ của những người phụ nữ Tày, góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho những người phụ nữ lớn tuổi, giúp họ có thêm thu nhập ngay tại nhà. Điều đáng nói là du lịch cộng đồng không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn củng cố sự đoàn kết trong cộng đồng. Phụ nữ Tày cùng nhau học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển du lịch, tạo nên một cộng đồng vững mạnh và gắn kết.

Hoạt động trải nghiệm làm nón lá không chỉ là một sản phẩm du lịch độc đáo mà còn là cầu nối giúp du khách hiểu hơn về sự khéo léo, tỉ mỉ của những người phụ nữ Tày, góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho những người phụ nữ lớn tuổi, giúp họ có thêm thu nhập ngay tại nhà. Điều đáng nói là du lịch cộng đồng không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn củng cố sự đoàn kết trong cộng đồng. Phụ nữ Tày cùng nhau học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển du lịch, tạo nên một cộng đồng vững mạnh và gắn kết.

Từng là một xã nghèo, Bản Liền nay đã khoác lên mình diện mạo mới nhờ du lịch cộng đồng. Sự đổi thay không chỉ hiện hữu trên những nếp nhà, cung đường, mà còn trong tư duy và cách sống của người dân- đặc biệt là phụ nữ Tày. Họ vừa giữ vai trò người vợ, người mẹ đảm đang, vừa trở thành những "đại sứ du lịch", góp phần làm nên một Bản Liền tươi sáng và giàu bản sắc.

Từng là một xã nghèo, Bản Liền nay đã khoác lên mình diện mạo mới nhờ du lịch cộng đồng. Sự đổi thay không chỉ hiện hữu trên những nếp nhà, cung đường, mà còn trong tư duy và cách sống của người dân- đặc biệt là phụ nữ Tày. Họ vừa giữ vai trò người vợ, người mẹ đảm đang, vừa trở thành những "đại sứ du lịch", góp phần làm nên một Bản Liền tươi sáng và giàu bản sắc.

Trường Hùng

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/phu-nu-dan-toc-tay-ban-lien-co-sinh-ke-ben-vung-tu-du-lich-cong-dong-2025063022441976.htm