Phụ nữ Si Ma Cai xóa bỏ định kiến giới

Thời gian qua, Dự án 8 đã được các cấp hội phụ nữ trên địa bàn huyện Si Ma Cai triển khai nhiều hoạt động cụ thể, tạo lan tỏa bước đầu, làm thay đổi được nếp nghĩ, cách làm, góp phần dần xóa bỏ các định kiến giới.

 Trong năm 2023, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Si Ma Cai đã phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức trên 100 cuộc tuyên truyền kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục, tuyên truyền về tảo hôn, hôn nhân cận huyết… Từ đó, tạo chuyển biến trong nhận thức, hành động về giới và bình đẳng giới cho mọi người dân ở cộng đồng, đồng thời khẳng định vai trò của cán bộ nữ trong các hoạt động xã hội.

Trong năm 2023, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Si Ma Cai đã phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức trên 100 cuộc tuyên truyền kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục, tuyên truyền về tảo hôn, hôn nhân cận huyết… Từ đó, tạo chuyển biến trong nhận thức, hành động về giới và bình đẳng giới cho mọi người dân ở cộng đồng, đồng thời khẳng định vai trò của cán bộ nữ trong các hoạt động xã hội.

 Hội LHPN huyện còn chú trọng tuyên truyền trên các nhóm zalo, fanpage và trang thông tin điện tử của Hội để cập nhật, chia sẻ thông tin đến cán bộ, hội viên.

Hội LHPN huyện còn chú trọng tuyên truyền trên các nhóm zalo, fanpage và trang thông tin điện tử của Hội để cập nhật, chia sẻ thông tin đến cán bộ, hội viên.

 Hiện tại, huyện Si Ma Cai có 29 tổ truyền thông cộng đồng, gồm 262 thành viên. Hằng tháng, các tổ truyền thông cộng đồng sẽ tổ chức ít nhất một hoạt động truyền thông như: phát tờ rơi, lồng ghép nội dung vào các buổi họp thôn, nói chuyện chuyên đề... Qua đó, giúp người dân hiểu các quy định của pháp luật về bình đẳng giới; loại bỏ định kiến giới, hủ tục, thói quen lạc hậu; chuyển đổi sản xuất, phát triển kinh tế...

Hiện tại, huyện Si Ma Cai có 29 tổ truyền thông cộng đồng, gồm 262 thành viên. Hằng tháng, các tổ truyền thông cộng đồng sẽ tổ chức ít nhất một hoạt động truyền thông như: phát tờ rơi, lồng ghép nội dung vào các buổi họp thôn, nói chuyện chuyên đề... Qua đó, giúp người dân hiểu các quy định của pháp luật về bình đẳng giới; loại bỏ định kiến giới, hủ tục, thói quen lạc hậu; chuyển đổi sản xuất, phát triển kinh tế...

 Ngoài ra, tính đến hết tháng 10/2023, Hội LHPN huyện Si Ma Cai đã thành lập và ra mắt được 4 “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng” với 60 thành viên tham gia, đạt 100% kế hoạch năm 2023. Thông qua hoạt động của mô hình sẽ góp phần hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời nạn nhân bị bạo lực tránh được rủi ro về sức khỏe, tính mạng, giảm thiểu được hậu quả của bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới; giúp nạn nhân của bạo lực có nơi tạm lánh trong trường hợp khẩn cấp, hỗ trợ họ nhanh chóng phục hồi về sức khỏe, về tâm lý và hòa nhập cuộc sống.

Ngoài ra, tính đến hết tháng 10/2023, Hội LHPN huyện Si Ma Cai đã thành lập và ra mắt được 4 “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng” với 60 thành viên tham gia, đạt 100% kế hoạch năm 2023. Thông qua hoạt động của mô hình sẽ góp phần hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời nạn nhân bị bạo lực tránh được rủi ro về sức khỏe, tính mạng, giảm thiểu được hậu quả của bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới; giúp nạn nhân của bạo lực có nơi tạm lánh trong trường hợp khẩn cấp, hỗ trợ họ nhanh chóng phục hồi về sức khỏe, về tâm lý và hòa nhập cuộc sống.

 Huyện cũng đã thành lập 6 câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" tại các trường: PTDT bán trú THCS xã Sán Chải, PTDT bán trú THCS số 1 xã Lùng Thẩn, PTDT bán trú THCS số 1 và số 2 xã Quan Hồ Thẩn, PTDT bán trú THCS xã Thào Chư Phìn, PTDT bán trú Tiểu học và THCS xã Nàn Sín, với tổng số 180 thành viên tham gia. Tham gia câu lạc bộ, các thành viên được thể hiện tiếng nói, suy nghĩ, mong muốn của bản thân về những vấn đề liên quan đến phụ nữ, trẻ em; được bình đẳng trong các hoạt động giữa trẻ em trai, trẻ em gái, góp phần tạo ra thay đổi trong nhận thức về bảo vệ trẻ em, bình đẳng giới ngay từ khi còn ít tuổi.

Huyện cũng đã thành lập 6 câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" tại các trường: PTDT bán trú THCS xã Sán Chải, PTDT bán trú THCS số 1 xã Lùng Thẩn, PTDT bán trú THCS số 1 và số 2 xã Quan Hồ Thẩn, PTDT bán trú THCS xã Thào Chư Phìn, PTDT bán trú Tiểu học và THCS xã Nàn Sín, với tổng số 180 thành viên tham gia. Tham gia câu lạc bộ, các thành viên được thể hiện tiếng nói, suy nghĩ, mong muốn của bản thân về những vấn đề liên quan đến phụ nữ, trẻ em; được bình đẳng trong các hoạt động giữa trẻ em trai, trẻ em gái, góp phần tạo ra thay đổi trong nhận thức về bảo vệ trẻ em, bình đẳng giới ngay từ khi còn ít tuổi.

 Huyện cũng quan tâm giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm, tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số; phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ nữ, trong đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Trong năm 2022, trên địa bàn huyện có 500 lao động nữ được đào tạo nghề; giải quyết việc làm cho trên 1.000 lao động nữ; trên 2.000 phụ nữ được tập huấn, tư vấn sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt; 50 lao động nữ tham gia xuất khẩu lao động, góp phần vào công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn.

Huyện cũng quan tâm giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm, tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số; phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ nữ, trong đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Trong năm 2022, trên địa bàn huyện có 500 lao động nữ được đào tạo nghề; giải quyết việc làm cho trên 1.000 lao động nữ; trên 2.000 phụ nữ được tập huấn, tư vấn sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt; 50 lao động nữ tham gia xuất khẩu lao động, góp phần vào công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn.

 Đặc biệt, các chính sách về y tế, chăm sóc sức khỏe sinh sản được chú trọng. Nhờ được tuyên truyền và cung cấp các dịch vụ tốt đến tận cơ sở, nhận thức về chăm sóc sức khỏe của phụ nữ dân tộc thiểu số đã ngày một thay đổi. Đến nay, tỷ lệ phụ nữ, trẻ em gái được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hưởng thụ các chính sách an sinh xã hội, văn hóa tinh thần được nâng cao. 100% phụ nữ mang thai được tiêm chủng, thăm khám ít nhất 3 lần/thai kỳ. 100% bà mẹ sinh con tại cơ sở y tế hoặc có sự can thiệp của cán bộ y tế có chuyên môn kỹ thuật.

Đặc biệt, các chính sách về y tế, chăm sóc sức khỏe sinh sản được chú trọng. Nhờ được tuyên truyền và cung cấp các dịch vụ tốt đến tận cơ sở, nhận thức về chăm sóc sức khỏe của phụ nữ dân tộc thiểu số đã ngày một thay đổi. Đến nay, tỷ lệ phụ nữ, trẻ em gái được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hưởng thụ các chính sách an sinh xã hội, văn hóa tinh thần được nâng cao. 100% phụ nữ mang thai được tiêm chủng, thăm khám ít nhất 3 lần/thai kỳ. 100% bà mẹ sinh con tại cơ sở y tế hoặc có sự can thiệp của cán bộ y tế có chuyên môn kỹ thuật.

Với sự chủ động triển khai một cách đồng bộ, nhiều hoạt động phong phú, ý nghĩa tại cơ sở, các nội dung của Dự án 8 đã và đang đi vào thực chất, mở ra nhiều cơ hội nâng cao chất lượng cuộc sống và vị thế của phụ nữ vùng cao trên địa bàn huyện Si Ma Cai.

Nguồn Lào Cai: https://baolaocai.vn/phu-nu-si-ma-cai-xoa-bo-dinh-kien-gioi-post375582.html