Phú Yên và Khánh Hòa sáp nhập thành tỉnh nào?
Ngày 29/10/1975, Ủy ban nhân dân cách mạng Khu Trung Trung bộ quyết định hợp nhất hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên thành tỉnh mới.

1. Phú Yên và Khánh Hòa sáp nhập thành tỉnh nào?
A
Yên Hòa
B
Sông Bé
C
Phú Khánh
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Khánh Hòa, ngày 29/10/1975, Ủy ban nhân dân cách mạng Khu Trung Trung bộ ra Quyết định số 155 về việc hợp nhất hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên thành tỉnh mới, lấy tên là tỉnh Phú Khánh, giải thể Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh Phú Yên, Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh Khánh Hòa, thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh Phú Khánh.
D
Cửu Long

2. Năm bao nhiêu tỉnh Phú Khánh được chia tách thành 2 tỉnh?
A
1989
Ngày 30/6/1989, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa VIII ra nghị quyết chia tỉnh Phú Khánh để tái lập tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa:
Tỉnh Khánh Hòa bao gồm thành phố Nha Trang và 7 huyện: Cam Ranh (sau là thành phố Cam Ranh và huyện Cam Lâm), Diên Khánh, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Ninh Hòa (sau là thị xã Ninh Hòa), Trường Sa, Vạn Ninh.
Tỉnh Phú Yên gồm thị xã Tuy Hòa (sau là thành phố Tuy Hòa) và 6 huyện: Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Cầu (sau là thị xã Sông Cầu), Sông Hinh, Tuy An, Tuy Hòa (sau là huyện Tây Hòa và thị xã Đông Hòa).
B
1990
C
1991
D
1992

3. Dòng sông nào dài nhất chảy qua tỉnh Phú Yên?
A
Sông Hinh
B
Sông Dinh
C
Sông Cái
D
Sông Ba
Sông Ba (phần thượng lưu gọi là Ea Pa, Ia Pa hay Krông Pa, phần hạ lưu gọi là sông Đà Rằng) là con sông lớn nhất vùng ven biển miền Trung, chảy qua 3 tỉnh miền Trung Việt Nam là Kon Tum, Gia Lai và Phú Yên với diện tích lưu vực 13.900 km².
Sông Ba cung cấp nước quanh năm cho đồng bằng Tuy Hòa, với diện tích hơn 20.000 ha, vựa lúa lớn nhất Duyên hải Nam Trung Bộ. Dọc theo sông Ba có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử. Cầu Đà Rằng qua sông này tại Tuy Hòa dài 1.512 m là cầu dài nhất Phú Yên.

4. Hòn đảo nào thuộc tỉnh Khánh Hòa được mệnh danh là Đảo Yến?
A
Hòn Mun
B
Hòn Nội
Đảo Yến - Hòn Nội Nha Trang là một trong những đảo có lượng chim yến sinh sống rất nhiều. Đảo Yến thuộc Hòn Nội, nó là cụm đảo nằm trong Vịnh Nha Trang. Nơi đây có khoảng cách khá xa với cảng Cầu Đá với độ dài chừng 25km (khoảng 13 hải lý), vì thế nếu đi tàu bạn sẽ mất khoảng 1 tiếng 20 phút, hoặc bạn có thể đi ca nô để rút ngắn được 2/3 thời gian di chuyển.
Đảo Yến - Hòn Nội là nơi cư trú và sinh sống của hàng ngàn cá thể chim yến và cũng là nơi có lượng khai thác trữ lượng Yến sào của Việt Nam hiện nay.
C
Hòn Tre
D
Hòn Tằm

5. Lễ hội truyền thống lớn nhất của ngư dân Phú Yên và Khánh Hòa là gì?
A
Lễ hội Lồng Tồng
B
Lễ hội Yến Sào
C
Lễ hội Kate
D
Lễ hội Cầu Ngư
Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hòa bắt nguồn từ tục thờ Ông Nam Hải. Ông Nam Hải là cách gọi trang nghiêm của người dân vùng biển miền Nam Trung Bộ dành cho cá voi, loài cá tượng trưng cho điềm lành với thân hình to lớn, thường cứu giúp ngư dân khi gặp nạn trên biển. Người dân xem cá voi là một trong những vị thần biển linh thiêng. Khi cá chết trôi dạt vào bờ, dân làng chài thường làm tang lễ long trọng và thờ ở Lăng Ông.
Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hòa diễn ra vào mùa đánh bắt hằng năm trong 3 ngày 3 đêm vào khoảng tháng 2 hoặc tháng 3 âm lịch. Nơi diễn ra lễ hội là toàn làng và ngoài biển, tâm điểm là Lăng Ông - nơi thờ Ông Nam Hải. Lễ hội Cầu Ngư Nha Trang Khánh Hòa là một trong những lễ hội ở Nha Trang mang đậm bản sắc văn hóa của người vùng biển, trở thành phong tục của người dân từ bao đời nay.

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/phu-yen-va-khanh-hoa-sap-nhap-thanh-tinh-nao-ar935635.html