Phục dựng chân dung người phụ nữ Neanderthal cổ xưa, ngỡ ngàng dung mạo

Các chuyên gia đã tiến hành phục dựng gương mặt của một phụ nữ Neanderthal sống cách đây 75.000 năm dựa trên dữ liệu hộp sọ. Người này có mái tóc nâu, dài và đôi mắt kiên định.

Một nhóm chuyên gia khảo cổ người Anh mới công bố gương mặt phục dựng của một phụ nữ Neanderthal sống cách đây 75.000 năm. Người phụ nữ này được họ đặt tên là Shanidar Z - theo tên hang động tại vùng Kurdistan ở Iraq, nơi hộp sọ của bà được tìm thấy vào năm 2018.

Một nhóm chuyên gia khảo cổ người Anh mới công bố gương mặt phục dựng của một phụ nữ Neanderthal sống cách đây 75.000 năm. Người phụ nữ này được họ đặt tên là Shanidar Z - theo tên hang động tại vùng Kurdistan ở Iraq, nơi hộp sọ của bà được tìm thấy vào năm 2018.

Hộp sọ của Shanidar Z được các chuyên gia nghi ngờ là bị "nghiền nát" sau khi qua đời. Điều này xảy ra có thể là do đá rơi trúng hộp sọ hoặc bị nén chặt bởi lớp trầm tích trong hàng chục ngàn năm.

Hộp sọ của Shanidar Z được các chuyên gia nghi ngờ là bị "nghiền nát" sau khi qua đời. Điều này xảy ra có thể là do đá rơi trúng hộp sọ hoặc bị nén chặt bởi lớp trầm tích trong hàng chục ngàn năm.

Phần còn lại của bộ hài cốt thuộc về Shanidar Z được phát hiện trong cuộc khai quật vào năm 1960. Khi ấy, nhà khảo cổ học người Mỹ Ralph Solecki đã tìm thấy hài cốt của ít nhất 10 người Neanderthal.

Phần còn lại của bộ hài cốt thuộc về Shanidar Z được phát hiện trong cuộc khai quật vào năm 1960. Khi ấy, nhà khảo cổ học người Mỹ Ralph Solecki đã tìm thấy hài cốt của ít nhất 10 người Neanderthal.

Việc tìm thấy hài cốt của Shanidar Z giúp các chuyên gia giải mã những bí ẩn về người Neanderthal.

Việc tìm thấy hài cốt của Shanidar Z giúp các chuyên gia giải mã những bí ẩn về người Neanderthal.

Trong số này, các chuyên gia sử dụng công nghệ hiện đại, bao gồm kỹ thuật in 3D để phục dựng gương mặt của Shanidar Z.

Trong số này, các chuyên gia sử dụng công nghệ hiện đại, bao gồm kỹ thuật in 3D để phục dựng gương mặt của Shanidar Z.

Nhóm nghiên cứu đã ghép hơn 200 mảnh sọ lại với nhau rồi thực hiện các kỹ thuật tiên tiến phục dựng hình ảnh Shanidar Z khi bà còn sống.

Nhóm nghiên cứu đã ghép hơn 200 mảnh sọ lại với nhau rồi thực hiện các kỹ thuật tiên tiến phục dựng hình ảnh Shanidar Z khi bà còn sống.

Kết quả phục dựng cho thấy Shanidar Z sống cách đây 75.000 năm có vẻ ngoài thông thái, đôi mắt kiên định và mái tóc màu nâu, dài. Bà có lông mày lớn, chiếc mũi to.

Kết quả phục dựng cho thấy Shanidar Z sống cách đây 75.000 năm có vẻ ngoài thông thái, đôi mắt kiên định và mái tóc màu nâu, dài. Bà có lông mày lớn, chiếc mũi to.

Người Neanderthal là họ hàng gần nhất của con người hiện đại. Họ sống ở lục địa Á-Âu từ khoảng 400.000 năm trước trước khi tuyệt chủng vào khoảng 40.000 năm trước.

Người Neanderthal là họ hàng gần nhất của con người hiện đại. Họ sống ở lục địa Á-Âu từ khoảng 400.000 năm trước trước khi tuyệt chủng vào khoảng 40.000 năm trước.

Trước khi tuyệt chủng, người Neanderthal đã giao phối với người Homo sapiens (người hiện đại). Do vậy, gene di truyền của người Neanderthal vẫn còn tồn tại trong một bộ phận cư dân ngày nay.

Trước khi tuyệt chủng, người Neanderthal đã giao phối với người Homo sapiens (người hiện đại). Do vậy, gene di truyền của người Neanderthal vẫn còn tồn tại trong một bộ phận cư dân ngày nay.

Mời độc giả xem video: Hộp sọ 3,8 triệu năm là chìa khóa về sự tiến hóa loài người. Nguồn: THĐT1.

Tâm Anh (theo LS)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/phuc-dung-chan-dung-nguoi-phu-nu-neanderthal-co-xua-ngo-ngang-dung-mao-1986279.html