Phục dựng ngôi đình thần hơn 300 năm tuổi tại Thủ Thiêm

Đình thần An Khánh - một trong ba ngôi đình cổ nhất vùng đất Thủ Thiêm, đang được phục dựng nhằm lưu giữ nét đẹp văn hóa, truyền thống và thể hiện lòng biết ơn đối với tiền nhân.

Tại khu đô thị mới Thủ Thiêm hiện nay, vị trí phục dựng đình An Khánh nằm sát đường Lương Định Của (Khu đô thị mới Thủ Thiêm, phường An Khánh, thành phố Thủ Đức), với diện tích đình chính 381,43 m2; diện tích khối phụ trợ 200,92 m2; diện tích cây xanh, cảnh quan 684,10 m2. Công trình này nằm ngay kế bên ngôi đình cũ.

Tại khu đô thị mới Thủ Thiêm hiện nay, vị trí phục dựng đình An Khánh nằm sát đường Lương Định Của (Khu đô thị mới Thủ Thiêm, phường An Khánh, thành phố Thủ Đức), với diện tích đình chính 381,43 m2; diện tích khối phụ trợ 200,92 m2; diện tích cây xanh, cảnh quan 684,10 m2. Công trình này nằm ngay kế bên ngôi đình cũ.

Đình Thần An Khánh được khai lập trong khoảng thời gian từ năm 1679 đến năm 1725. Chính điện được xây dựng theo kiểu nhà tứ trụ (có bốn cột cái, một gian hai chái), lợp ngói, khung gỗ, tường gạch.

Đình Thần An Khánh được khai lập trong khoảng thời gian từ năm 1679 đến năm 1725. Chính điện được xây dựng theo kiểu nhà tứ trụ (có bốn cột cái, một gian hai chái), lợp ngói, khung gỗ, tường gạch.

Sau gần một năm thi công phục dựng, kiến trúc ngôi đình vẫn giữ được nhiều nét cổ xưa, vật liệu chủ đạo xây dựng ngôi đình là gỗ và ngói.

Sau gần một năm thi công phục dựng, kiến trúc ngôi đình vẫn giữ được nhiều nét cổ xưa, vật liệu chủ đạo xây dựng ngôi đình là gỗ và ngói.

Cổng đình được phục dựng khang trang và rộng rãi hơn, đang trong giai đoạn chờ lắp đặt cửa.

Cổng đình được phục dựng khang trang và rộng rãi hơn, đang trong giai đoạn chờ lắp đặt cửa.

Phần mái của ngôi đình chính rộng gần 400 m2 được lợp hoàn toàn bằng ngói đỏ. Ngôi đình này từng được trùng tu một lần vào những năm 1980, mái ngói âm dương được thay bằng ngói tráng men.

Phần mái của ngôi đình chính rộng gần 400 m2 được lợp hoàn toàn bằng ngói đỏ. Ngôi đình này từng được trùng tu một lần vào những năm 1980, mái ngói âm dương được thay bằng ngói tráng men.

Bên trong chính điện đình An Khánh được đặt bàn thờ tạm. Bàn thờ chính Thần Thành Hoàng bổn cảnh cùng các bàn thờ khác như Tả ban, Hữu ban, Tiền hiền, Hậu hiền, Tiên sư, Bạch mã thái giám, Chiến sĩ trận vong, Bạch hổ Sơn thần... sẽ được di chuyển qua đây khi công trình hoàn thành trong thời gian sắp tới.

Bên trong chính điện đình An Khánh được đặt bàn thờ tạm. Bàn thờ chính Thần Thành Hoàng bổn cảnh cùng các bàn thờ khác như Tả ban, Hữu ban, Tiền hiền, Hậu hiền, Tiên sư, Bạch mã thái giám, Chiến sĩ trận vong, Bạch hổ Sơn thần... sẽ được di chuyển qua đây khi công trình hoàn thành trong thời gian sắp tới.

3 cây cổ thụ được trồng thêm trong khuôn viên ngôi đình để tạo bóng mát cho người dân tới tham quan, chiêm bái.

3 cây cổ thụ được trồng thêm trong khuôn viên ngôi đình để tạo bóng mát cho người dân tới tham quan, chiêm bái.

Việc phục dựng Đình Thần An Khánh nhằm lưu giữ nét đẹp văn hóa, truyền thống, tín ngưỡng, tôn vinh công lao, thể hiện lòng biết ơn đối với người có công mở đất khai phá, tạo dựng vùng đất Thủ Thiêm.

Việc phục dựng Đình Thần An Khánh nhằm lưu giữ nét đẹp văn hóa, truyền thống, tín ngưỡng, tôn vinh công lao, thể hiện lòng biết ơn đối với người có công mở đất khai phá, tạo dựng vùng đất Thủ Thiêm.

Khi chưa bị di dời, lễ kỳ yên đình An Khánh được tổ chức vào ngày 15 và 16/11 âm lịch hàng năm. Ngoài ra, ngôi đình còn diễn ra nhiều lễ cầu an, cầu mùa, nhớ ơn Thành Hoàng...

Khi chưa bị di dời, lễ kỳ yên đình An Khánh được tổ chức vào ngày 15 và 16/11 âm lịch hàng năm. Ngoài ra, ngôi đình còn diễn ra nhiều lễ cầu an, cầu mùa, nhớ ơn Thành Hoàng...

Nhiều người nhận định đình An Khánh và một số công trình tôn giáo trên đất Thủ Thiêm như Nhà thờ Thủ Thiêm, Dòng Mến Thánh Giá... xứng đáng được duy trì và phục dựng để tô thêm vẻ đẹp cho khu đô thị, kết nối giữa hiện đại với truyền thống.

Nhiều người nhận định đình An Khánh và một số công trình tôn giáo trên đất Thủ Thiêm như Nhà thờ Thủ Thiêm, Dòng Mến Thánh Giá... xứng đáng được duy trì và phục dựng để tô thêm vẻ đẹp cho khu đô thị, kết nối giữa hiện đại với truyền thống.

Đình Thần An Khánh được phục dựng tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, phường An Khánh, thành phố Thủ Đức. Ảnh: Google Maps.

Đình Thần An Khánh được phục dựng tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, phường An Khánh, thành phố Thủ Đức. Ảnh: Google Maps.

Theo Quỳnh Danh/Zingnews.vn

Nguồn Xây Dựng: https://baoxaydung.com.vn/phuc-dung-ngoi-dinh-than-hon-300-nam-tuoi-tai-thu-thiem-349451.html