Phục lăn độ siêu tinh vi của công nghệ thời cổ đại

Ngay từ thời cổ đại hay trung đại, đã có những công nghệ vô cùng tinh vi xuất hiện khiến cho chính chúng ta, những người sống trong thời kỳ hiện đại cũng phải ngạc nhiên.

 1. Đá mặt trời: Truyền thuyết kể lại rằng, những viên đá Mặt trời này đã giúp người Viking di chuyển đúng hướng trên biển mà không cần la bàn. Đá mặt trời hoạt động dựa trên một hiện tượng gọi là nguyên lý khử cực.

1. Đá mặt trời: Truyền thuyết kể lại rằng, những viên đá Mặt trời này đã giúp người Viking di chuyển đúng hướng trên biển mà không cần la bàn. Đá mặt trời hoạt động dựa trên một hiện tượng gọi là nguyên lý khử cực.

Khi ánh sáng mặt trời đâm xuyên qua bầu khí quyển, nó tạo nên các vòng khử cực, với mặt trời nằm ở tâm chính giữa. Nếu đặt đúng vị trí và góc độ, một vài loại đ:á tinh thể, như đá calcite, cordierite và tourmaline sẽ làm hiển thị rõ các vòng khử cực này, giúp dân đi biển tìm thấy mặt trời, cho dù là vào ngày nhiều mây che phủ.

Khi ánh sáng mặt trời đâm xuyên qua bầu khí quyển, nó tạo nên các vòng khử cực, với mặt trời nằm ở tâm chính giữa. Nếu đặt đúng vị trí và góc độ, một vài loại đ:á tinh thể, như đá calcite, cordierite và tourmaline sẽ làm hiển thị rõ các vòng khử cực này, giúp dân đi biển tìm thấy mặt trời, cho dù là vào ngày nhiều mây che phủ.

 2. Thước đo góc phần tư và thước trắc tinh: Là một trong những công nghệ cổ đại, thước trắc tinh là một thiết bị khá phức tạp, có khả năng đo độ nghiêng trên bầu trời của các thiên thể dù là ban đêm hay ban ngày nhằm định vị chúng. Ngoài ra, chúng còn có thể được sử dụng để xác định vĩ độ của người đo và thời gian địa phương.

2. Thước đo góc phần tư và thước trắc tinh: Là một trong những công nghệ cổ đại, thước trắc tinh là một thiết bị khá phức tạp, có khả năng đo độ nghiêng trên bầu trời của các thiên thể dù là ban đêm hay ban ngày nhằm định vị chúng. Ngoài ra, chúng còn có thể được sử dụng để xác định vĩ độ của người đo và thời gian địa phương.

Mặc dù đã xuất hiện từ thời cổ đại, nhưng đến thời kỳ trung cổ, các nhà thiên văn học đã cải tiến và giúp cho thiết bị này trở nên tinh vi hơn. Đây được xem là những cỗ “máy tính" đầu tiên giúp đo khoảng cách giữa các vật thể, đồng thời cũng là những thiết bị “vô giá" trong việc xác định phương hướng và nghiên cứu thiên văn học.

Mặc dù đã xuất hiện từ thời cổ đại, nhưng đến thời kỳ trung cổ, các nhà thiên văn học đã cải tiến và giúp cho thiết bị này trở nên tinh vi hơn. Đây được xem là những cỗ “máy tính" đầu tiên giúp đo khoảng cách giữa các vật thể, đồng thời cũng là những thiết bị “vô giá" trong việc xác định phương hướng và nghiên cứu thiên văn học.

 3. Máy in: Vào thế kỷ 11, công nghệ in ấn vô cùng phát triển tại Trung Quốc. Nhưng ít ai biết rằng từ thời trung cổ, dưới cống hiến của Johannes Gutenberg, máy in đã được ứng dụng sâu rộng và mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt chữ in.

3. Máy in: Vào thế kỷ 11, công nghệ in ấn vô cùng phát triển tại Trung Quốc. Nhưng ít ai biết rằng từ thời trung cổ, dưới cống hiến của Johannes Gutenberg, máy in đã được ứng dụng sâu rộng và mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt chữ in.

Đây được xem là phát minh công nghệ quan trọng nhất của thời trung cổ, đóng vai trò nền tảng của thời kỳ Phục hưng và Khai sáng.

Đây được xem là phát minh công nghệ quan trọng nhất của thời trung cổ, đóng vai trò nền tảng của thời kỳ Phục hưng và Khai sáng.

 4. Pin Bát Đa: Vào những năm 1930, một vật thể nhân tạo bí ẩn đã được phát hiện trong một cuộc khai quật khảo cổ học được thực hiện không xa so với thủ đô Bagdad. Vật thể này được gọi là pin Bát-đa với hình dạng giống một chiếc vại, cao khoảng 13 cm và có một thanh sắt bị ăn mòn nhô ra từ miệng vại.

4. Pin Bát Đa: Vào những năm 1930, một vật thể nhân tạo bí ẩn đã được phát hiện trong một cuộc khai quật khảo cổ học được thực hiện không xa so với thủ đô Bagdad. Vật thể này được gọi là pin Bát-đa với hình dạng giống một chiếc vại, cao khoảng 13 cm và có một thanh sắt bị ăn mòn nhô ra từ miệng vại.

Ngoài ra, người ta cũng tìm thấy một chiếc ống hình trụ bằng đồng bên trong vại và một thanh sắt được luồn vào ống hình trụ này.Qua quá trình kiểm tra, các chuyên gia nhận định đây là một cục pin "cổ đại", có khả năng tạo ra dòng điện khoảng 1 Volt và có lẽ đã từng được sử dụng để mạ vàng.

Ngoài ra, người ta cũng tìm thấy một chiếc ống hình trụ bằng đồng bên trong vại và một thanh sắt được luồn vào ống hình trụ này.Qua quá trình kiểm tra, các chuyên gia nhận định đây là một cục pin "cổ đại", có khả năng tạo ra dòng điện khoảng 1 Volt và có lẽ đã từng được sử dụng để mạ vàng.

 5. Công nghệ khoan: Có thể nói, tổ tiên của chúng ta chính là những thợ khoan đáng kinh ngạc, và bằng chứng được tìm thấy trên khắp thế giới: đó là những lỗ lớn được khoan trên những nền đá cổ.

5. Công nghệ khoan: Có thể nói, tổ tiên của chúng ta chính là những thợ khoan đáng kinh ngạc, và bằng chứng được tìm thấy trên khắp thế giới: đó là những lỗ lớn được khoan trên những nền đá cổ.

Thậm chí, con người hiện đại cũng không thể tạo ra những lỗ tròn hoàn hảo đến như vậy nếu không có máy khoan "xịn". Từ đó thấy rằng, công nghệ thời cổ đại có thể tiên tiến hơn cả những gì mà chúng ta nghĩ.

Thậm chí, con người hiện đại cũng không thể tạo ra những lỗ tròn hoàn hảo đến như vậy nếu không có máy khoan "xịn". Từ đó thấy rằng, công nghệ thời cổ đại có thể tiên tiến hơn cả những gì mà chúng ta nghĩ.

 6. Công nghệ nano: Chiếc cốc Lycurgus chính là một ví dụ phi thường về việc công nghệ nano thời cổ đại thực sự tiên tiến như thế nào. Theo đó, công nghệ nano là việc sử dụng vật chất ở quy mô cực kỳ nhỏ (có thể ở dạng nguyên tử, phân tử và siêu phân tử) cho các mục đích công nghiệp.

6. Công nghệ nano: Chiếc cốc Lycurgus chính là một ví dụ phi thường về việc công nghệ nano thời cổ đại thực sự tiên tiến như thế nào. Theo đó, công nghệ nano là việc sử dụng vật chất ở quy mô cực kỳ nhỏ (có thể ở dạng nguyên tử, phân tử và siêu phân tử) cho các mục đích công nghiệp.

Vì vậy, việc các hạt kim loại có kính cỡ chỉ khoảng 50 nanomet (1000 lần nhỏ hơn hạt muối) xuất hiện trong chiếc ly có từ thời cổ đại đã khiến các nhà khoa học phải “bó tay chịu trói". Chiếc cốc nổi tiếng này được làm từ thủy tinh lưỡng sắc, và có thể đổi màu tùy thuộc vào ánh sáng.

Vì vậy, việc các hạt kim loại có kính cỡ chỉ khoảng 50 nanomet (1000 lần nhỏ hơn hạt muối) xuất hiện trong chiếc ly có từ thời cổ đại đã khiến các nhà khoa học phải “bó tay chịu trói". Chiếc cốc nổi tiếng này được làm từ thủy tinh lưỡng sắc, và có thể đổi màu tùy thuộc vào ánh sáng.

Xem thêm video: GS.TS Phạm Hùng Việt nói về vai trò của đầu tư đối với sự phát triển của khoa học công nghệ.

Thiên Trang (th)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/phuc-lan-do-sieu-tinh-vi-cua-cong-nghe-thoi-co-dai-1764001.html