Phương án giải quyết vướng mắc tại dự án hơn 1.000 tỷ đồng ở Thanh Hóa

UBND thành phố Thanh Hóa đề nghị phương án giải quyết công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, dự án mở rộng đại lộ Lê Lợi.

Chính quyền và người dân nói gì?

Trao đổi với phóng viên Báo Xây dựng, ông Lê Trọng Thụ, Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa cho biết, dự án mở rộng đại lộ Lê Lợi, đoạn từ ngã tư Phú Sơn đến cầu Đống, được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 1563/QĐ-UBND ngày 11/5/2023.

Hiện, các đơn vị liên quan đang đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công sớm nhất có thể, để triển khai thi công theo đúng tiến độ.

Hiện, các đơn vị liên quan đang đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công sớm nhất có thể, để triển khai thi công theo đúng tiến độ.

UBND thành phố Thanh Hóa được giao tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. Trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng hơn 700 tỷ đồng, chi phí xây dựng hơn 160 tỷ đồng và chi khác hơn 120 tỷ đồng với chiều dài 1,5km.

Các đơn vị liên quan đang đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công sớm nhất có thể, để triển khai thi công theo đúng tiến độ.

Ông Ngô Đức Nam, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Thanh Hóa cho biết, dự án đã đạt 70% công tác giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng nhiều hộ dân.

Đến nay, đã có phương án giải quyết cho các hộ. Còn 6 hộ xây nhà ở được UBND thành phố cấp phép xây dựng có thời hạn, UBND thành phố Thanh Hóa có công văn báo cáo UBND tỉnh xin phương án hỗ trợ phù hợp về bồi thường, giải phóng mặt bằng. Các hộ đã đồng ý, chỉ đợi thủ tục để nhận tiền, triển khai tháo dỡ công trình và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư.

Ông T, phường An Hưng, thành phố Thanh Hóa cho hay, ông rất ủng hộ chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Ông chỉ đề xuất các cấp chính quyền bồi thường cho những hộ bị ảnh hưởng bởi dự án để người dân đỡ thiệt thòi.

Phương án giải quyết các hộ dân

Cũng theo ông Ngô Đức Nam, 5 hộ phường An Hưng đã được UBND thành phố phê duyệt trước ngày 1/8/2024 nhưng không được bồi thường về tài sản vật kiến trúc, do liên quan cấp phép xây dựng có thời hạn.

Cụ thể, hộ ông Nguyễn Đức B thuộc diện di chuyển, diện tích thu hồi 35m2, đã được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 6498/QĐ-UBND ngày 25/7/2024. Ngày 16/6/2016, UBND thành phố cấp Giấy phép xây dựng có thời hạn số 958/GPXDT/UBND cho hộ gia đình với diện tích sàn 100,6m2, giấy phép có nội dung: "Nếu Nhà nước giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch thì chủ đầu tư phải tự phá dỡ công trình, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế phá dỡ và chủ đầu tư phải chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ công trình".

Các hộ đã đồng ý phương án chỉ đợi thủ tục để tiến hành nhận tiền, triển khai tháo dỡ công trình và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư.

Các hộ đã đồng ý phương án chỉ đợi thủ tục để tiến hành nhận tiền, triển khai tháo dỡ công trình và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư.

Hộ ông Phạm Văn T phải di chuyển, diện tích thu hồi 100,8m2, đã được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 6498/QĐ-UBND ngày 25/7/2024. Ngày 6/8/2015, UBND thành phố cấp Giấy phép xây dựng tạm số 880/GPXDT/UBND cho hộ gia đình với diện tích sàn 219,8m2, giấy phép có nội dung "Công trình được tồn tại tới khi thực hiện quy hoạch".

Hộ ông Nguyễn Đức T thuộc diện di chuyển, diện tích thu hồi 45,5m2, đã được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 5043/QĐ-UBND ngày 13/6/2024. Ngày 8/9/2016, UBND thành phố cấp Giấy phép xây dựng tạm số 1398/GPXD/UBND, có nội dung: "Công trình được tồn tại tới khi thực hiện quy hoạch; nếu Nhà nước giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch thì chủ đầu tư phải tự phá dỡ công trình, không được đòi hỏi bồi thường phần công trình xây dựng theo giấy phép xây dựng có thời hạn".

Tiến độ giải phóng mặt bằng dự án đạt 70%.

Tiến độ giải phóng mặt bằng dự án đạt 70%.

Hộ ông Bùi Ngọc S thuộc diện di chuyển, diện tích thu hồi 33,7m2, đã được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 6498/QĐ-UBND ngày 25/7/2024. Ngày 3/2/2016, UBND thành phố cấp phép xây dựng có thời hạn số 171/GPXD /UBND, giấy phép có nội dung: "Công trình được tồn tại tới khi Nhà nước giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch thì chủ đầu tư phải tự phá dỡ công trình, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế phá dỡ và chủ đầu tư phải chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ công trình".

Hộ ông Bùi Văn M thuộc diện di chuyển, diện tích thu hồi 32,3m2, đã được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 6498/QĐ-UBND ngày 25/7/2024. Ngày 3/2/2016, UBND thành phố cấp phép xây dựng có thời hạn số 171/GPXD /UBND, có nội dung: "Công trình được tồn tại tới khi Nhà nước giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch thì chủ đầu tư phải tự phá dỡ công trình, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế phá dỡ và chủ đầu tư phải chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ công trình".

Một hộ chưa phê duyệt là bà Nguyễn Thị Lan H (hộ di chuyển), diện tích ảnh hưởng 36,1/37,5m2, chưa được phê duyệt phương án bồi thường, tài sản nhà 3 tầng, diện tích sàn 110,08 m2. Hỗ trợ bằng 100% chi phí để phá dỡ, di dời tài sản gắn liền đất theo giấy phép xây dựng, nhưng mức hỗ trợ tối đa không quá 50% giá trị bồi thường và không quá 500 triệu đồng.

Minh Bảo

Nguồn Xây Dựng: https://baoxaydung.vn/phuong-an-giai-quyet-vuong-mac-tai-du-an-hon-1000-ty-dong-o-thanh-hoa-192250415190919231.htm