'Phương án hai phẩy' cho kỳ thi quốc gia
Sau khi đọc kỹ ba phương án thi của Bộ GD&ĐT, xem các ý kiến tranh luận, tôi thấy có nhiều ý kiến rất hay. Hầu như mọi người đều đồng tình việc có thể thực hiện ngay trong năm 2015. Là hiệu trưởng một trường THPT vùng sâu của tỉnh Sóc Trăng, tôi xin tham gia một số ý kiến.
a) Phương án 1, nếu được công bố sớm, chắc chắn sẽ tạo áp lực lớn cho nhà trường (từ phía phụ huynh) phải dạy dồn hoặc chỉ dạy qua loa các môn học sinh không chọn thi, buộc nhà trường phải xếp lại thời khóa biểu theo lựa chọn của học sinh (như năm 2014), gây xáo trộn lớn cho nhà trường, tạo ra tâm lý chạy theo thi cử, rất không tốt cho mục tiêu giáo dục toàn diện
b) Phương án 3 chỉ thích hợp trong tương lai xa
c) Phương án 2, nếu được điều chỉnh một chút, sẽ là phương án thi tốt cho giai đoạn hiện nay vì tránh được tình trạng học lệch (với điều kiện phải thi cả 5 bài).
Hướng điều chỉnh phương án 2 như sau:
1) Về đề thi:
- Mỗi bài thi nên chia làm hai phần tạm gọi là phần xét (X) và phần tuyển (T): Phần X chỉ đòi hỏi trình độ trung bình là có thể làm trọn, phần T gồm nhiều câu hỏi khó dành cho học sinh khá giỏi; mỗi phần chiếm 5/10 điểm bài thi
- Sử dụng hệ số khác nhau cho hai phần khi xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học (ví dụ để xét tốt nghiệp thì hệ số là 3X và 1T, để tuyển sinh thì ngược lại). Sau khi tính hệ số, bài thi qui về thang điểm 10
- Các trường đại học chỉ nên sử dụng nhiều nhất 3 bài thi để xét tuyển; khi đó học sinh có thể chỉ cần làm phần xét của bài thi không thuộc môn tuyển đại học cũng hoàn toàn đủ khả năng tốt nghiệp.
2) Về hình thức thi và thời gian làm bài thi:
- Các môn Toán, Ngữ văn thi tự luận: 180 phút
- Các môn Khoa học tự nhiên (Vật lí, Hóa học, Sinh học), Khoa học xã hội (Lịch sử và Địa lí) và Ngoại ngữ thi trắc nghiệm: 90 phút
- Với những học sinh, học viên không được học hoặc học không liên tục (gọi là thí sinh đặc biệt) thì không bắt buộc phải thi môn Ngoại ngữ, chỉ phải thi các bốn bài thi và tự chịu thiệt thòi khi không thể tham gia xét tuyển đại học ở các ngành đòi hỏi ngoại ngữ
3) Về số bài thi và cách xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học:
- Mỗi thí sinh bình thường phải thi đủ cả năm bài thi để xét tốt nghiệp
- Các trường đại học chỉ nên sử dụng nhiều nhất 3 bài thi để xét tuyển
- Với những học sinh đã tốt nghiệp năm trước, muốn xét tuyển đại học chỉ cần thi các bài thi trường đại học yêu cầu để lấy điểm xét tuyển
4) Ưu điểm
- Với 2,5 ngày thi, Kỳ thi được tổ chức gọn nhẹ hơn, giảm chi phí cho tổ chức thi;
- Hạn chế việc dạy dồn hoặc cắt xén chương trình đối với những môn không thi như trước đây.
- Mọi học sinh học lực trung bình trở lên đều dễ dàng tốt nghiệp
- Bài thi Khoa học tự nhiên và, dù chứa nhiều môn nhưng chấm trên máy nên không có gì trở ngại
- Có sự phân hóa mạnh trong điểm xét tuyển đại học: Tốp trung bình yếu rất ít cơ hội lọt vào cánh cửa đại học do cách tính hệ số cao của phần tuyển trong bài thi:
VD1: Thí sinh A học lực giỏi, có ưu thế môn toán và tự nhiên, ngoại ngữ khá, có bảng điểm như sau:
Với bảng điểm này A có cơ hội lớn vào đại học khối tự nhiên, kỹ thuật, y dược
VD2: Thí sinh B học lực khá, có ưu thế môn xã hội, ngoại ngữ tạm được, có bảng điểm như sau:
Với bảng điểm này B có cơ hội vào đại học – cao đẳng khối xã hội
VD3: Thí sinh C học lực trung bình yếu nhưng chăm chỉ , không học ngoại ngữ liên tục, có bảng điểm như sau:
Thí sinh này vẫn đủ điểm tốt nghiệp nhưng không có cơ hội vào đại học, chuyển sang học trung cấp nghề
Nguồn Tiền Phong: http://www.tienphong.vn/ban-doc/phuong-an-hai-phay-cho-ky-thi-quoc-gia-750041.tpo