Phường Gia Định - vùng đất lịch sử giữa lòng đô thị TP.HCM mới

Mang đậm dấu ấn lịch sử - văn hóa của vùng đất Gia Định xưa, khu vực các phường 1, 2, 7, 17 quận Bình Thạnh cũ nay được sáp nhập với tên gọi mới: Gia Định.

 Sau sắp xếp, các phường 1, 2, 7 và 17 của quận Bình Thạnh cũ đã hợp nhất thành một đơn vị hành chính mới mang tên phường Gia Định.

Sau sắp xếp, các phường 1, 2, 7 và 17 của quận Bình Thạnh cũ đã hợp nhất thành một đơn vị hành chính mới mang tên phường Gia Định.

 Bản đồ phường Gia Định. Đồ họa: Đại Bùi.

Bản đồ phường Gia Định. Đồ họa: Đại Bùi.

 Tên gọi Gia Định vốn không xa lạ với người dân TP.HCM, bởi đây từng là một địa danh lịch sử quan trọng ở Nam Bộ. Trước năm 1976, tỉnh Gia Định là một đơn vị hành chính riêng biệt, sau đó được sáp nhập vào TP.HCM và cái tên "Gia Định" không còn trong hệ thống hành chính.

Tên gọi Gia Định vốn không xa lạ với người dân TP.HCM, bởi đây từng là một địa danh lịch sử quan trọng ở Nam Bộ. Trước năm 1976, tỉnh Gia Định là một đơn vị hành chính riêng biệt, sau đó được sáp nhập vào TP.HCM và cái tên "Gia Định" không còn trong hệ thống hành chính.

 Trong ảnh là cổng nằm nép bên tường Trường THCS Trương Công Định, khắc nổi dòng chữ Gia Định, biểu tượng hiếm hoi còn sót lại trước năm 1975.

Trong ảnh là cổng nằm nép bên tường Trường THCS Trương Công Định, khắc nổi dòng chữ Gia Định, biểu tượng hiếm hoi còn sót lại trước năm 1975.

 Việc phục hồi tên gọi này không chỉ mang ý nghĩa tôn vinh giá trị lịch sử, mà còn thể hiện kỳ vọng xây dựng một phường mới năng động, hiện đại, nhưng vẫn giữ được bản sắc khu dân cư lâu đời.

Việc phục hồi tên gọi này không chỉ mang ý nghĩa tôn vinh giá trị lịch sử, mà còn thể hiện kỳ vọng xây dựng một phường mới năng động, hiện đại, nhưng vẫn giữ được bản sắc khu dân cư lâu đời.

 Trụ sở làm việc sau sáp nhập của phường đặt tại số 134 Lê Văn Duyệt, phường 1 (Quận đoàn Bình Thạnh cũ). Cách đó vài trăm mét là Trung tâm Phục vụ hành chính công, cũng nằm trên cùng con đường. Ảnh: Duy Hiệu.

Trụ sở làm việc sau sáp nhập của phường đặt tại số 134 Lê Văn Duyệt, phường 1 (Quận đoàn Bình Thạnh cũ). Cách đó vài trăm mét là Trung tâm Phục vụ hành chính công, cũng nằm trên cùng con đường. Ảnh: Duy Hiệu.

 Các phường 1, 2, 7 và 17 đều là khu vực dân cư lâu đời của quận Bình Thạnh. Đây là nơi tập trung đông người dân sinh sống với mật độ cao, chủ yếu là nhà phố, nhà xây dựng từ lâu, có quy hoạch ổn định.

Các phường 1, 2, 7 và 17 đều là khu vực dân cư lâu đời của quận Bình Thạnh. Đây là nơi tập trung đông người dân sinh sống với mật độ cao, chủ yếu là nhà phố, nhà xây dựng từ lâu, có quy hoạch ổn định.

 Khu vực này cũng là nơi còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa gắn với vùng đất Gia Định xưa. Nhiều công trình vẫn giữ tên gọi "Gia Định" như Bệnh viện Gia Định, Trường THPT Gia Định... Ngoài ra, khu vực này còn có nhiều đình, chùa và kiến trúc cổ mang đậm dấu ấn tín ngưỡng, văn hóa bản địa.

Khu vực này cũng là nơi còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa gắn với vùng đất Gia Định xưa. Nhiều công trình vẫn giữ tên gọi "Gia Định" như Bệnh viện Gia Định, Trường THPT Gia Định... Ngoài ra, khu vực này còn có nhiều đình, chùa và kiến trúc cổ mang đậm dấu ấn tín ngưỡng, văn hóa bản địa.

 Một trong những di tích tiêu biểu là Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt, được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Một trong những di tích tiêu biểu là Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt, được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt rộng hơn 18.500 m2 trên một gò đất cao, được bao bọc bởi 4 con đường Lê Văn Duyệt, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức và Vũ Tùng. Lăng nằm giữa không gian nhiều cây cổ thụ với vẻ trang nghiêm.

Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt rộng hơn 18.500 m2 trên một gò đất cao, được bao bọc bởi 4 con đường Lê Văn Duyệt, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức và Vũ Tùng. Lăng nằm giữa không gian nhiều cây cổ thụ với vẻ trang nghiêm.

 Gần đó là chợ Bà Chiểu, được xây dựng từ năm 1942 và là một trong những khu chợ lâu đời nhất TP.HCM, từng là trung tâm giao thương của vùng Gia Định cũ. Do vị trí Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt nằm ở khu vực Bà Chiểu nên người dân quen gọi chung là lăng Ông - Bà Chiểu.

Gần đó là chợ Bà Chiểu, được xây dựng từ năm 1942 và là một trong những khu chợ lâu đời nhất TP.HCM, từng là trung tâm giao thương của vùng Gia Định cũ. Do vị trí Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt nằm ở khu vực Bà Chiểu nên người dân quen gọi chung là lăng Ông - Bà Chiểu.

 Sau khi sáp nhập, phường Gia Định mới có diện tích khoảng 2,76 km2, với quy mô dân số gần 126.000 người.

Sau khi sáp nhập, phường Gia Định mới có diện tích khoảng 2,76 km2, với quy mô dân số gần 126.000 người.

 Phường Gia Định mới trải dài từ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến tận rìa đường Phan Đăng Lưu, Lê Quang Định, Nguyễn Văn Đậu. Tuy không giáp ranh trực tiếp với quận 1, khu vực này vẫn có vị trí thuận lợi khi kết nối với các trục giao thông chính, giúp tiếp cận các quận trung tâm khá dễ dàng.

Phường Gia Định mới trải dài từ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến tận rìa đường Phan Đăng Lưu, Lê Quang Định, Nguyễn Văn Đậu. Tuy không giáp ranh trực tiếp với quận 1, khu vực này vẫn có vị trí thuận lợi khi kết nối với các trục giao thông chính, giúp tiếp cận các quận trung tâm khá dễ dàng.

 Dọc theo đường Trường Sa ven kênh, nhiều mảng xanh tạo không gian thoáng đãng, trở thành điểm dừng chân tránh nắng quen thuộc. Vào mỗi sáng sớm hay chiều muộn, tuyến đường này cũng thu hút người dân đến đi bộ, tập thể dục, tận hưởng không khí trong lành giữa lòng đô thị.

Dọc theo đường Trường Sa ven kênh, nhiều mảng xanh tạo không gian thoáng đãng, trở thành điểm dừng chân tránh nắng quen thuộc. Vào mỗi sáng sớm hay chiều muộn, tuyến đường này cũng thu hút người dân đến đi bộ, tập thể dục, tận hưởng không khí trong lành giữa lòng đô thị.

 Khu vực này còn có tuyến đường Điện Biên Phủ rộng 10 làn xe đi qua.

Khu vực này còn có tuyến đường Điện Biên Phủ rộng 10 làn xe đi qua.

 Hai bên đường này tập trung nhiều cơ sở giáo dục, như Đại học Hồng Bàng, Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF)...

Hai bên đường này tập trung nhiều cơ sở giáo dục, như Đại học Hồng Bàng, Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF)...

 Đáng chú ý, phường Gia Định cũng là nơi có tuyến rạch Xuyên Tâm - một trong những dự án cải tạo trọng điểm của TP.HCM, nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm, ngập nước và nâng cấp diện mạo đô thị. Tuy nhiên đến nay, công trình vẫn còn dang dở do gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng.

Đáng chú ý, phường Gia Định cũng là nơi có tuyến rạch Xuyên Tâm - một trong những dự án cải tạo trọng điểm của TP.HCM, nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm, ngập nước và nâng cấp diện mạo đô thị. Tuy nhiên đến nay, công trình vẫn còn dang dở do gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng.

Quỳnh Danh - Liên Phạm

Nguồn Znews: https://znews.vn/phuong-gia-dinh-vung-dat-lich-su-giua-long-do-thi-tphcm-moi-post1563660.html