Pin lithium-ion bị vứt bỏ bừa bãi gây ra những hiểm họa khôn lường
Một công ty chuyên xử lý các thiết bị điện tử bị khách hàng trả lại khi mua tại Amazon đã phải nộp phạt 25.000 USD sau khi pin lithium-ion bị vứt bỏ gây ra hỏa hoạn.
Một công ty chuyên xử lý các thiết bị điện tử bị khách hàng trả lại khi mua tại Amazon đã phải nộp phạt 25.000 USD sau khi pin lithium-ion bị vứt bỏ gây ra ít nhất ba vụ cháy xe chở rác khác nhau.
Vào 3 thời điểm khác nhau trong tháng 9 và tháng 10 năm 2021, đã xảy ra 3 vụ hỏa hoạn liên quan đến hàng chục viên pin lithium-ion, khi chúng được đưa vào cùng với các vật liệu tái chế điển hình, nghiền và nén cùng với các chất thải khác gây ra hỏa hoạn.
Mặc dù không có thương vong về người, nhưng vụ hỏa hoạn diễn ra vào ngày 13 tháng 10 đã khiến một số cột điện ở gần đó hư hỏng. “Những đám cháy này cực kỳ nguy hiểm đối với sự an toàn của những người lái xe chở rác, những người sau đó đã nhanh chóng tìm các biện pháp đối phó với đám cháy".
Trường hợp pin xe điện gây cháy liên quan đến chủ sở hữu của một doanh nghiệp kinh doanh rác thải điện tử, mà lẽ ra theo luật họ không được ném pin vào quy trình tái chế tiêu chuẩn, nhưng pin vẫn tiếp tục là nguyên nhân hàng đầu gây ra hỏa hoạn trong dòng rác thải.
Một cuộc khảo sát năm 2018 về các cơ sở tái chế của Hội đồng An toàn Sản phẩm California cho thấy, 83% trong số 26 cơ sở đã xảy ra hỏa hoạn trong hai năm trước đó và 65% trong số đó là do pin gây ra. Các chuyên gia người Áo phát hiện ra rằng, trong bối cảnh các vụ cháy ngày càng tăng và khả năng gây thiệt hại đáng kể, "Không có chất hoặc vật liệu nào khác từng gây nguy hiểm tương tự cho toàn bộ ngành công nghiệp chất thải" như pin di động.
Các nhà khoa học cũng đề xuất các giải pháp để làm cho pin lithium-ion ít bị cháy hơn. Chẳng hạn như đề xuất sử dụng chất chống cháy tích hợp làm chất phân tách cực dương/cực âm, chất này sẽ giải phóng khi mọi thứ nóng lên. Tuy nhiên các đề xuất này vẫn chưa được đưa vào thực tiễn.