Putin thay đổi thế nào trong 20 năm cầm quyền?

'Tôi sẽ làm việc ở nơi mà Ngài chỉ định' - Putin đáp lời Yeltsin, một cách ngắn gọn, theo phong cách quân nhân.

 20 năm trước - vào ngày 5/8/1999 - Tổng thống đương nhiệm của nước Nga, ông Vladimir Putin, nhận được một lời đề nghị từ Tổng thống lúc đó là ông Boris Yeltsin để lên lãnh đạo chính phủ, và sau đó đảm nhiệm chức vụ người đứng đầu nhà nước. (Ảnh: Reuters)

20 năm trước - vào ngày 5/8/1999 - Tổng thống đương nhiệm của nước Nga, ông Vladimir Putin, nhận được một lời đề nghị từ Tổng thống lúc đó là ông Boris Yeltsin để lên lãnh đạo chính phủ, và sau đó đảm nhiệm chức vụ người đứng đầu nhà nước. (Ảnh: Reuters)

 Trong hồi ký của mình, ông Yeltsin mô tả cuộc trò chuyện với giám đốc Tổng cục an ninh Liên bang (FSB) Vladimir Putin như sau: "'Tôi đã có quyết định, Vladimir Vladimirovich ạ, và tôi đề cử anh giữ chức thủ tướng'. Putin suy nghĩ giây lát rồi trả lời ngắn gọn, theo phong cách quân nhân: 'Tôi sẽ làm việc ở nơi mà Ngài chỉ định'... 'Nhưng vị trí cao nhất ư?' - Putin ngập ngừng. Có vẻ như tại giây phút này anh ấy mới thực sự nhận ra nội dung cuộc nói chuyện. 'Tôi không biết, thưa ngài Boris Nikolayevich. Tôi không nghĩ mình đã sẵn sàng cho việc này'. 'Cứ suy nghĩ đi. Tôi tin tưởng anh'" - ông Yeltsin hồi tưởng lại cuộc nói chuyện. (Ảnh: Reuters)

Trong hồi ký của mình, ông Yeltsin mô tả cuộc trò chuyện với giám đốc Tổng cục an ninh Liên bang (FSB) Vladimir Putin như sau: "'Tôi đã có quyết định, Vladimir Vladimirovich ạ, và tôi đề cử anh giữ chức thủ tướng'. Putin suy nghĩ giây lát rồi trả lời ngắn gọn, theo phong cách quân nhân: 'Tôi sẽ làm việc ở nơi mà Ngài chỉ định'... 'Nhưng vị trí cao nhất ư?' - Putin ngập ngừng. Có vẻ như tại giây phút này anh ấy mới thực sự nhận ra nội dung cuộc nói chuyện. 'Tôi không biết, thưa ngài Boris Nikolayevich. Tôi không nghĩ mình đã sẵn sàng cho việc này'. 'Cứ suy nghĩ đi. Tôi tin tưởng anh'" - ông Yeltsin hồi tưởng lại cuộc nói chuyện. (Ảnh: Reuters)

 Vào ngày 9/8/1999, Vladimir Putin đảm nhiệm trọng trách lãnh đạo chính phủ, và đến ngày 16/8, chính thức là Thủ tướng của nước Nga. Tại thời điểm đó, ông Putin 46 tuổi. (Ảnh: Reuters)

Vào ngày 9/8/1999, Vladimir Putin đảm nhiệm trọng trách lãnh đạo chính phủ, và đến ngày 16/8, chính thức là Thủ tướng của nước Nga. Tại thời điểm đó, ông Putin 46 tuổi. (Ảnh: Reuters)

 Ngày 31/12/1999, Tổng thống Nga Boris Yeltsin tuyên bố từ chức. Vladimir Putin tiếp nhận quyền Tổng thống. (Ảnh: Reuters)

Ngày 31/12/1999, Tổng thống Nga Boris Yeltsin tuyên bố từ chức. Vladimir Putin tiếp nhận quyền Tổng thống. (Ảnh: Reuters)

 Ngày 26/3/2000, Vladimir Putin giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống với kết quả 52,9%. Ông đã nhận được tổng cộng 39.740.434 phiếu bầu. (Ảnh: Reuters)

Ngày 26/3/2000, Vladimir Putin giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống với kết quả 52,9%. Ông đã nhận được tổng cộng 39.740.434 phiếu bầu. (Ảnh: Reuters)

 Ngày 7/5/2000, tại Điện Kremlin diễn ra lễ tuyên thệ của tổng thống mới. (Ảnh: RIA)

Ngày 7/5/2000, tại Điện Kremlin diễn ra lễ tuyên thệ của tổng thống mới. (Ảnh: RIA)

 Ngày 18/12/2003, trả lời trực tuyến trên sóng truyền hình, Vladimir Putin công bố ý định tham gia tranh cử nhiệm kỳ tổng thống thứ hai. (Ảnh: Reuters)

Ngày 18/12/2003, trả lời trực tuyến trên sóng truyền hình, Vladimir Putin công bố ý định tham gia tranh cử nhiệm kỳ tổng thống thứ hai. (Ảnh: Reuters)

 Ngày 14/3/2004, ở tuổi 51, ông Putin tái đắc cử vị trí tổng thống với 71,31% phiếu bầu ở ngay vòng đầu tiên. (Ảnh: Reuters)

Ngày 14/3/2004, ở tuổi 51, ông Putin tái đắc cử vị trí tổng thống với 71,31% phiếu bầu ở ngay vòng đầu tiên. (Ảnh: Reuters)

 Vladimir Putin có bài phát biểu chính thức đầu tiên tại nhiệm kỳ tổng thống thứ hai vào ngày 7/5/2004. (Ảnh: RIA)

Vladimir Putin có bài phát biểu chính thức đầu tiên tại nhiệm kỳ tổng thống thứ hai vào ngày 7/5/2004. (Ảnh: RIA)

 Theo Hiến pháp Nga, Vladimir Putin không có quyền ra tranh cử tổng thống lần thứ 3 liên tiếp vào năm 2008. Ngày 17/12/2007, ông Putin ủng hộ đề cử ứng viên Dmitry Medvedev vào vị trí tổng thống. (Ảnh: Reuters)

Theo Hiến pháp Nga, Vladimir Putin không có quyền ra tranh cử tổng thống lần thứ 3 liên tiếp vào năm 2008. Ngày 17/12/2007, ông Putin ủng hộ đề cử ứng viên Dmitry Medvedev vào vị trí tổng thống. (Ảnh: Reuters)

 Năm 2008, Vladimir Putin trở thành Thủ tướng Nga và nhà lãnh đạo của đảng "Nước Nga thống nhất" - chính đảng luôn hỗ trợ ông trong thời gian giữ chức Tổng thống. (Ảnh: RIA)

Năm 2008, Vladimir Putin trở thành Thủ tướng Nga và nhà lãnh đạo của đảng "Nước Nga thống nhất" - chính đảng luôn hỗ trợ ông trong thời gian giữ chức Tổng thống. (Ảnh: RIA)

 Ngày 2/3/2008, Dmitry Medvedev giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống với kết quả 70,28%. (Ảnh: RIA)

Ngày 2/3/2008, Dmitry Medvedev giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống với kết quả 70,28%. (Ảnh: RIA)

 Ngày 24/9/2011, tại Đại hội đảng "Nước Nga thống nhất", Tổng thống đương nhiệm lúc đó là Dmitry Medvedev đề cử Vladimir Putin ra tranh cử tổng thống. (Ảnh: RIA)

Ngày 24/9/2011, tại Đại hội đảng "Nước Nga thống nhất", Tổng thống đương nhiệm lúc đó là Dmitry Medvedev đề cử Vladimir Putin ra tranh cử tổng thống. (Ảnh: RIA)

 Ngày 27/11/2011, đảng "Nước Nga thống nhất" thuyết phục được Putin ra tranh cử. (Ảnh: Reuters)

Ngày 27/11/2011, đảng "Nước Nga thống nhất" thuyết phục được Putin ra tranh cử. (Ảnh: Reuters)

 Ngày 4/3/2012, Vladimir Putin lần thứ ba giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống với 63,6% phiếu bầu. Lúc này, ông Putin đã 59 tuổi. Nhiệm kỳ tổng thống thứ ba của ông Putin kéo dài đến mùa xuân năm 2018. (Ảnh: Reuters)

Ngày 4/3/2012, Vladimir Putin lần thứ ba giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống với 63,6% phiếu bầu. Lúc này, ông Putin đã 59 tuổi. Nhiệm kỳ tổng thống thứ ba của ông Putin kéo dài đến mùa xuân năm 2018. (Ảnh: Reuters)

 Năm 2013, Vladimir Putin được bầu làm lãnh đạo Mặt trận Dân tộc Toàn Nga - tổ chức được lập ra vào năm 2011 theo sáng kiến của ông. (Ảnh: RIA)

Năm 2013, Vladimir Putin được bầu làm lãnh đạo Mặt trận Dân tộc Toàn Nga - tổ chức được lập ra vào năm 2011 theo sáng kiến của ông. (Ảnh: RIA)

 Năm 2014, trong thời điểm Ukraine đang khủng hoảng chính trị, tại Crưm tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý. Người dân trên bán đảo này quyết định đi bỏ phiếu về việc sát nhập lãnh thổ vào Nga. Theo số liệu chính thức, hơn 82% cử tri đã tham gia cuộc trưng cầu dân ý, trong đó hơn 96% ủng hộ việc sát nhập vào Nga. Vào ngày 17/3, ông Putin và người đứng đầu Crưm tiến đến ký kết thỏa thuận, và đến ngày 18/3, nhà lãnh đạo Nga gửi một thông điệp tới Hội đồng Liên bang. (Ảnh: RIA)

Năm 2014, trong thời điểm Ukraine đang khủng hoảng chính trị, tại Crưm tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý. Người dân trên bán đảo này quyết định đi bỏ phiếu về việc sát nhập lãnh thổ vào Nga. Theo số liệu chính thức, hơn 82% cử tri đã tham gia cuộc trưng cầu dân ý, trong đó hơn 96% ủng hộ việc sát nhập vào Nga. Vào ngày 17/3, ông Putin và người đứng đầu Crưm tiến đến ký kết thỏa thuận, và đến ngày 18/3, nhà lãnh đạo Nga gửi một thông điệp tới Hội đồng Liên bang. (Ảnh: RIA)

 Vào cuối năm 2017, tại một cuộc đối thoại với các công nhân nhà máy ở Nizhny Novgorod, Vladimir Putin tuyên bố ông sẽ tham gia cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2018. (Ảnh: RIA)

Vào cuối năm 2017, tại một cuộc đối thoại với các công nhân nhà máy ở Nizhny Novgorod, Vladimir Putin tuyên bố ông sẽ tham gia cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2018. (Ảnh: RIA)

 Vào ngày 18/3/2018, ông Putin giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống. Ông nhận được tỷ lệ ủng hộ cao nhất trong sự nghiệp của mình, đồng thời lập luôn kỷ lục về số phiếu nhận được. Hơn 55 triệu người Nga đã bỏ phiếu cho ông. (Ảnh: RIA)

Vào ngày 18/3/2018, ông Putin giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống. Ông nhận được tỷ lệ ủng hộ cao nhất trong sự nghiệp của mình, đồng thời lập luôn kỷ lục về số phiếu nhận được. Hơn 55 triệu người Nga đã bỏ phiếu cho ông. (Ảnh: RIA)

 Ông Putin sẽ đảm nhiệm vị trí lãnh đạo nhà nước Nga cho đến năm 2024. Đến lúc đó, Vladimir Putin sẽ 72 tuổi. Theo Hiến pháp, ông sẽ không có quyền ra tranh cử tổng thống 3 nhiệm kỳ liên tiếp. (Ảnh: Kremlin)

Ông Putin sẽ đảm nhiệm vị trí lãnh đạo nhà nước Nga cho đến năm 2024. Đến lúc đó, Vladimir Putin sẽ 72 tuổi. Theo Hiến pháp, ông sẽ không có quyền ra tranh cử tổng thống 3 nhiệm kỳ liên tiếp. (Ảnh: Kremlin)

 Đa số người dân vẫn coi ông Putin là người vực dậy nước Nga sau sự sụp đổ của Liên Xô và là người bảo đảm cho sự ổn định của nước Nga sau này. (Ảnh: RIA)

Đa số người dân vẫn coi ông Putin là người vực dậy nước Nga sau sự sụp đổ của Liên Xô và là người bảo đảm cho sự ổn định của nước Nga sau này. (Ảnh: RIA)

Văn Đức

Nguồn VTC: https://vtc.vn/putin-thay-doi-the-nao-trong-20-nam-cam-quyen-d491796.html