PVEP hành động 'Vì một Việt Nam xanh'

Nằm trong Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh 'Vì một Việt Nam xanh' do Chính phủ phát động (giai đoạn từ 2021 - 2025), sáng 14-3, tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình, Viện nghiên cứu sinh thái và môi trường Rừng tổ chức Lễ phát động chương trình trồng rừng ngập mặn tại 3 xã Thụy Trường, Thụy Xuân, Thụy Hải của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Trong những năm qua, công tác phát triển rừng ngập mặn tại tỉnh Thái Bình đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ, diện tích rừng ven biển của tỉnh không ngừng gia tăng thông qua các hoạt động trồng và bảo vệ rừng. Để chủ động hơn trong công tác trồng và bảo vệ rừng, tỉnh Thái Bình đã phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với công tác du lịch trên địa bàn, từ 2022-2025 và đến năm2030. Theo đó, mỗi người dân trong tỉnh sẽ trồng từ 10 đến 20 cây xanh, trong đó có cây ngập mặn. Với mục tiêu giảm lượng khí thải và hướng tới trung hòa được lượng các bon, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã có những hành động cụ thể trong việc xử lý khí thải, giảm hiệu ứng nhà kính và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo trong tương lai.

Tiến sĩ Trần Hồng Nam - Tổng giám đốc PVEP phát biểu tại lễ phát động trồng rừng ngập mặn

Tiến sĩ Trần Hồng Nam - Tổng giám đốc PVEP phát biểu tại lễ phát động trồng rừng ngập mặn

Theo Tiến sĩ Trần Hồng Nam, Tổng giám đốc Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam: "Hiện chúng tôi đang có các chương trình thu gom và tàng trữkhí C02 xuống các mỏ, tức là sẽ có những mỏ chứa khí CO2. Từ đó việc tàng trữ CO2 sẽ được khoảng 60%, xử lý 30% còn 10% còn lại là mục tiêu chương trình chúng tôi đang thực hiện đó là trồng và củng cố rừng ngập mặn. Chúng tôi sẽ trồng những cây bần chua, cây ngập mặn như sú, vẹt, là những cây có hiệu suất giảm CO2 được cao nhất. Những chương trình như vậy chúng tôi sẽ triển khai nhiều năm, mỗi năm sẽ liên tục trồng những cánh rừng như thế này với mục tiêu tiết giảm được khí thải, hiệu ứng nhà kính qua các hoạt động của mình".

Đợt này tại 3 xã Thụy Trường, Thụy Xuân, Thụy Hải của huyện Thái Thụy, PVEP đã tài trợ 15.000 cây bần chua trên diện tích 7,5 ha. Đây là hoạt động thường niên mà PVEP đã khởi xướng cách đây 5 năm, nhằm mục đích đối phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ sự đa dạng của thảm thực vật và động vật, chống sạt lở, tạo điều kiện để bà con được hưởng lợi từ hoa phẩm của các loại cây này; đồng thời giúp duy trì và củng cố hệ thống rừng phòng hộ ngập mặn ven biển của tỉnh Thái Bình nói riêng và rừng phòng hộ cả nước nói chung.

 Lãnh đạo PVEP tham gia tích cực trồng cây bần chua tại khu vực biển vô cực của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Lãnh đạo PVEP tham gia tích cực trồng cây bần chua tại khu vực biển vô cực của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

 Lãnh đạo PVEP tham gia tích cực trồng cây bần chua tại khu vực biển vô cực của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Lãnh đạo PVEP tham gia tích cực trồng cây bần chua tại khu vực biển vô cực của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

 Lãnh đạo PVEP cùng đại biểu chụp ảnh tại khu vực trồng rừng ngập mặn.

Lãnh đạo PVEP cùng đại biểu chụp ảnh tại khu vực trồng rừng ngập mặn.

Cũng thông qua chương trình phát động trồng rừng ngập mặn này, tuyên truyền, giáo dục cho tất cả các đoàn viên, thanh niên PVEP ý thức bảo vệ môi trường, góp phần sớm hoàn thành mục tiêu trồng 1 triệu cây xanh của Tập đoàn trên vùng biển Thái Bình. Đồng thời qua hoạt động này, mỗi cán bộ, công nhân viên của PVEP cũng như của các đơn vị thành viên, nhà thầu Dầu khí tiếp tục nêu cao ý thức tự giác, trách nhiệm vì cộng đồng, bảo vệ môi trường...

Tin, ảnh: ĐỨC TÍNH

Nguồn QĐND: https://www.qdnd.vn/xa-hoi/tin-tuc/pvep-hanh-dong-vi-mot-viet-nam-xanh-721725