PVU phối hợp tổ chức Hội nghị khoa học toàn quốc Vietrock2024

Ngày 26/10, Hội Cơ học Đá Việt Nam tổ chức Hội nghị khoa học toàn quốc Vietrock2024 'Cơ học đá - Những vấn đề đương đại'. Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU) vinh dự là đơn vị đồng tổ chức hội nghị khoa học toàn quốc lần này.

Tham dự có GS.TS. Đỗ Như Tráng, Chủ tịch Hội Cơ học Đá Việt Nam; GS.TS. Trần Văn Liên, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư kí Hội; GS.TS. Ki- Bok Min, Phó chủ tịch Hội Cơ học đá và Công trình Đá Quốc tế (ISRM) Châu Á cùng đại diện các hiệp hội, viện khoa học Việt Nam.

Về phía Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU) có TS. Bùi Thanh Bình, Trưởng khoa Dầu khí cùng đại diện là các giảng viên khoa Dầu khí.

GS.TS. Đỗ Như Tráng, Chủ tịch Hội Cơ học Đá Việt Nam phát biểu buổi lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Hội

GS.TS. Đỗ Như Tráng, Chủ tịch Hội Cơ học Đá Việt Nam phát biểu buổi lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Hội

Nhân dịp này, Hội Cơ học Đá Việt Nam đã tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập (1984-2024). Phát biểu tại lễ kỷ niệm, GS.TS. Đỗ Như Tráng, Chủ tịch Hội Cơ học Đá Việt Nam cho biết, trong quá trình 40 năm hình thành và phát triển, Hội đã đạt được những thành tựu to lớn. Chủ tịch Hội nhấn mạnh đây là dịp để Hội nhìn nhận những kết quả đã đạt được, làm tiền đề để Hội tiếp tục tiến bước; khẳng định được tiếng nói, vị thế và tầm vóc của Hội trong công cuộc xây dựng và phát triển sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đất nước, phấn đấu sánh vai với các nước trong cộng đồng Cơ học đá quốc tế.

GS.TS. Ki- Bok Min, Phó chủ tịch Hội Cơ học đá và Công trình Đá Quốc tế trình bày về Hội Cơ học đá và Công trình Đá Quốc tế tại hội nghị.

GS.TS. Ki- Bok Min, Phó chủ tịch Hội Cơ học đá và Công trình Đá Quốc tế trình bày về Hội Cơ học đá và Công trình Đá Quốc tế tại hội nghị.

Hội nghị khoa học toàn quốc “Cơ học đá - Những vấn đề đương đại” - VIETROCK2024 là bước phát triển kế tiếp truyền thống thường xuyên, liên tục, mạnh mẽ của Cơ học đá Việt Nam kể từ lần Hội thảo khoa học đầu tiên từ năm 1984 đến nay.

Chủ đề của Hội nghị lần này là tiếp tục đi sâu, phản ánh những vấn đề đương đại của cơ học đá Việt Nam phục vụ phát triển kinh tế đất nước. Trong thời gian ngắn, các kết quả nghiên cứu ở hầu khắp các lĩnh vực, từ khai thác dầu khí, khai thác than, xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, thủy điện, dân dụng tới phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường, đã được gửi đến hội nghị.

Ban Tổ chức cùng Ban Khoa học Hội nghị đã tuyển chọn 36 công trình nghiên cứu khoa học gửi đến Hội nghị với các chủ đề: Cơ học đá ứng dụng trong xây dựng công trình ngầm; Cơ học đá ứng dụng trong ngành Mỏ; Cơ học đá ứng dụng trong nghiên cứu tai biến địa chất và giảm nhẹ thiên tai; Cơ học Đá ứng dụng trong kỹ thuật Dầu khí; Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật trong Cơ học đá.

Tại hội nghị, các đại biểu đã trình bày về các công trình nghiên cứu khoa học. Trong đó, TS. Bùi Thanh Bình, Trưởng khoa Dầu khí Trường Đại học Dầu khí Việt Nam đã trình bày bài nghiên cứu với đề tài: "Vai trò tương tác chất lỏng - đá đối với độ bền thành giếng: Mô phỏng kết hợp dòng chảy, cơ học địa chất và nhiệt" và TS. Nguyễn Hữu Trường, Giảng viên khoa Dầu khí với bài nghiên cứu: "Tối ưu hóa chiều dài vết nứt bằng thiết kế thực nghiệm: Nghiên cứu điển hình trong sự hình thành tầng Miocene dưới".

TS. Bùi Thanh Bình, Trưởng khoa Dầu khí Trường Đại học Dầu khí Việt Nam trình bày đề tài: "Vai trò tương tác chất lỏng - đá đối với độ bền thành giếng: Mô phỏng kết hợp dòng chảy, cơ học địa chất và nhiệt".

TS. Bùi Thanh Bình, Trưởng khoa Dầu khí Trường Đại học Dầu khí Việt Nam trình bày đề tài: "Vai trò tương tác chất lỏng - đá đối với độ bền thành giếng: Mô phỏng kết hợp dòng chảy, cơ học địa chất và nhiệt".

TS. Nguyễn Hữu Trường, Giảng viên khoa Dầu khí trình bày bài nghiên cứu "Tối ưu hóa chiều dài vết nứt bằng thiết kế thực nghiệm: Nghiên cứu điển hình trong sự hình thành tầng Miocene dưới".

TS. Nguyễn Hữu Trường, Giảng viên khoa Dầu khí trình bày bài nghiên cứu "Tối ưu hóa chiều dài vết nứt bằng thiết kế thực nghiệm: Nghiên cứu điển hình trong sự hình thành tầng Miocene dưới".

Nghiên cứu của TS. Bùi Thanh Bình có ý nghĩa quan trọng trong việc cải thiện tính an toàn và hiệu quả của các giếng khoan, giúp ngăn ngừa hiện tượng sập thành giếng, tránh rò rỉ chất lỏng và tối ưu hóa chi phí trong công tác khai thác dầu khí. Cùng với đó, kết quả nghiên cứu của TS. Nguyễn Hữu Trường sẽ giúp các kỹ sư dầu khí điều chỉnh các thông số vận hành, như áp suất và lưu lượng bơm, để tạo ra vết nứt có chiều dài phù hợp, tăng cường khả năng khai thác và giảm thiểu các rủi ro kỹ thuật trong quá trình khai thác tài nguyên.

Một số hình ảnh tại hội nghị:

TS. Bùi Thanh Bình, Trưởng khoa Dầu khí Trường Đại học Dầu khí Việt Nam thảo luận cùng GS.TS. Ki- Bok Min về công trình nghiên cứu.

TS. Bùi Thanh Bình, Trưởng khoa Dầu khí Trường Đại học Dầu khí Việt Nam thảo luận cùng GS.TS. Ki- Bok Min về công trình nghiên cứu.

Các đại biểu phát biểu và thảo luận tại hội nghị

Các đại biểu phát biểu và thảo luận tại hội nghị

Hội nghị Vietrock2024 diễn ra thành công tốt đẹp với mục tiêu phản ánh những vấn đề đương đại của cơ học đá Việt Nam phục vụ phát triển kinh tế đất nước.

Hội nghị Vietrock2024 diễn ra thành công tốt đẹp với mục tiêu phản ánh những vấn đề đương đại của cơ học đá Việt Nam phục vụ phát triển kinh tế đất nước.

Hằng Nga

Nguồn PetroTimes: https://petrovietnam.petrotimes.vn/pvu-phoi-hop-to-chuc-hoi-nghi-khoa-hoc-toan-quoc-vietrock2024-719665.html