Quả cherry có 1 bộ phận cực độc, ăn phải sẽ biến thành xyanua gây nguy hiểm tính mạng
Cherry là loại quả ngon ngọt nhưng hạt có chứa độc nên người tiêu dùng phải hết sức chú ý.
Cherry là một loại quả mọng chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Nó có thể được sử dụng làm các món tránh miệng, mứt, sinh tố... vô cùng hấp dẫn.
Quả cherry có chứa chất chống oxy hóa ngăn chặn các gốc tự do làm tổn hại đến tế bào và mô. Ngoài ra, loại quả này còn chứa lượng vitamin A cao gấp 20 lần so với việt quất, dâu tây.
Tuy nhiên, sử dụng cherry sai cách có thể gây tổn hại sức khỏe.
Quả cherry có một bộ phận chứa độc, đó chính là hạt. Theo đánh giá của cơ quan môi trường tại Anh, hạt cherry được xếp vào top 10 loại thực phẩm độc hại nhất mà chúng ta hay ăn.
Theo các nhà nghiên cứu, hạt cherry chứa cyanogenic hoặc cyanide-forming glycosides. Khi chúng ta nhai hạt cherry hai chất này có thể chuyển hóa thành amygdalin. Hợp chất này khi đi vào hệ tiêu hóa sẽ trở thành hydrogen cyanide (còn gọi là axit prussic, hydro xyanua).
Xyanua là một chất độc hại, thường dùng trong công nghiệp nhưng nó cũng có thể xuất hiện trong thực phẩm như măng, sắn...
Xyanua có khả năng ức chế rất nhanh và mạnh với hô hấp tế bào. Trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra tử vong.
Tuy nhiên, trường hợp ngộ độc hạt cherry chỉ xảy ra khi chúng ta nhai vỡ hạt. Khi vô tình nuốt phải một vài hạt cherry sẽ không gây ngộ độc vì phần vỏ cứng bao quanh hạt rất dày. Cherry khi bị trầy xước hoặc nghiền nát mới sản sinh hydrogen cyanide.
Dấu hiệu ngộ độc xyanua bao gồm cồn cào ruột, đau đầu, buồn nôn, choáng váng, mệt mỏi... Trường hợp nặng sẽ gây rối loạn ý thức, ngừng thở, tụt huyết áp, co giật. Các triệu chứng ngộ độc xuất hiện nhanh sau khoảng 30 phút ăn phải chất độc. Ở liều cao xyanua có thể làm rối loạn hô hấp, hạ huyết áp, đau đầu, hôn mơ và dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Người lớn nên loại bỏ hạt cherry trước khi cho trẻ ăn tránh trường hợp các bè tò mò cắn vỡ hạt và nuốt vào bụng.