Tháng 8/2019, Đại học Flinders (Úc) đã công bố nghiên cứu gây ngạc nhiên về hóa thạch 19 triệu năm của một loài chim ăn thịt khổng lồ mà ban đầu họ tưởng lầm là đại bàng cổ đại. Thật bất ngờ khi đó là một con vẹt.
Khác hẳn với lứa con cháu xinh xắn ở hiện tại, nổi tiếng hiền lành và thông minh hay được nuôi làm thú cưng, hóa thạch của vẹt được tìm thấy tại New Zealand này có trọng lượng tới 7 kg, gấp đôi so với con vẹt lớn nhất thời hiện đại.
Điều đáng sợ hơn, khác với vẹt hiện đại ăn thực vật, vẹt thời cổ đại được biết đến là quái thú ăn thịt khổng lồ. Nó được đặt tên Heracles cheapectatus, dựa theo tên vị anh hùng Heracles trong thần thoại Hy Lạp (là Hercules trong thần thoại La Mã).
Các nhà khoa học New Zealand đã tìm thấy hóa thạch chim cánh cụt khổng lồ lớn gấp 4 lần chim cánh cụt hoàng đế và cao ngang người trưởng thành.
Theo nghiên cứu, "quái thú" chim cánh cụt khổng lồ cổ xưa này sống trong kỷ nguyên Palaeocene (66 đến 56 triệu năm về trước). Trước đó, một loài cánh cụt khổng lồ khác, kích cỡ tương đương, đã được xác định từ một bộ xương hóa thạch khác khai quật ở Thung lũng Cross – Nam Cực vào năm 2000.
Còn đây là những chú chim cánh cụt đáng yêu và vô hại của thời hiện đại.
Không phải là bộ xương khủng long, thứ bạn đang thấy là của một con siêu hải ly to như gấu thời cổ đại. Nghiên cứu công bố tháng 6/2019 của Đại học Western (Canada) đã hé lộ chân dung một loài hải ly nặng khoảng 100kg.
Các hóa thạch có niên đại 10.000 – 50.000 năm,được tìm thấy rải rác ở khu vực gần Cực Bắc thuộc địa phận Canada và Mỹ. Tất nhiên chúng không còn tồn tại do bị tuyệt chủng theo sự tàn lụi của kỷ băng hà cuối cùng.
Rất may, con hải ly khổng lồ không chặt hạ cây cối như đồng loại nhỏ bé hiện đại của nó mà chỉ ăn các loài cây thủy sinh, nên những cánh rừng cổ đại mới có cơ hội sống sót với chúng.
Con người hẳn sẽ vô cùng sửng sốt khi biết rằng phiên bản quái thú khổng lồ của con lười hiện đại có kích cỡ tưởng đương với...khủng long. Người ta đã từng tìm thấy một con lười phiên bản quái thú cao tới 3 m, nặng 1 tấn tại Nam Mỹ.
Chúng tồn tại từ 35 triệu năm về trước, sau đó di cư vào Bắc Mỹ trước khi tuyệt chủng không rõ nguyên nhân vào cuối kỷ băng hà vĩ đại (khoảng 11.700 năm về trước).
Theo thông tin từ Bảo tàng Lịch sử tự nhiên San Diego, loài lười được đặt tên là Megalonyx jeffersonii này là những sinh vật ăn thực vật, cho dù về kích thước thì nó đúng là quái thú. Dù thế nào thì chúng có vẻ cũng nhanh nhẹn và có ích hơn hẳn nhưng con lười chậm chạp, vô dụng của hiện tại.
Chim cánh cụt đầu tiên mang “quốc tịch” Việt Nam | VTC
Mộc Nhiên