Quái vật hồ Loch Ness: Huyền thoại, sự thật, hay là trò câu khách?

Gần đây, người ta bắt đầu nghi ngờ về những hình ảnh về 'quái vật ' hồ Loch Ness, được cung cấp bởi truyền thông Anh, là một âm mưu thu hút sự chú ý dư luận. Và câu hỏi đặt ra là liệu hồ Loch Ness có thực sự có một con 'quái vật' hay đó chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng.

Một loài quái vật có thật

Câu truyện của hãng truyền thông BBC đã được lên sóng trên nhiều chương trình truyền hình và tin tức khác nhau, và hiện có một giả thuyết cho rằng có nhiều phát ngôn ám muội liên quan đến câu chuyện nổi tiếng về “loài cá voi” ở hồ Loch. Emma Ailes đã viết cho hãng truyền thông BBC nói rằng, nhà sinh học biển đồng thời là nhà nghiên cứu hồ Loch Ness - ông Adrian Shine hoài nghi về sự tồn tại của thứ được gọi là "Quái vật hồ Loch Ness" và gần đây, ông đã phát biểu rằng: "Có khá nhiều nhân chứng là chủ khách sạn” thế nên người ta nghi ngờ rằng liệu câu chuyện về Nessie có chứa âm mưu đẩy mạnh du lịch?

Vào ngày 14/4/1933 và bà (Aldie) Mackay, bà chủ quản lý của khách sạn Drumnadrochit, lái xe cùng chồng dọc theo con đường để đến Inverness. Khi họ lái xe, bà nhìn ra ngoài mặt nước tĩnh lặng tại hồ Loch Ness hướng Lâu đài Aldouri. Khi đó, bà đã nhìn thấy một thứ xuất hiện trong làn nước. Bà kể lại: “Nó đã đi một vòng tròn và lặn sâu xuống đáy hồ” Khi đó bà đã kêu lên với chồng:”Dừng xe lại đi. Con quái vật kìa.” Ông Shine phát biểu: "Đó là một tình huống thú vị. Tuy nhiên, ngay lúc đó bà Mackay đã nhận ra luôn đó là con quái vật thì có vẻ như là bà ấy đã biết được có điều gì đó kì lạ dưới hồ”.

Plesiosaur (Xà đầu long).
Liệu có còn một con Plesiosaur vẫn còn sống trong hồ Loch Ness?

Bài viết của hãng BBC tiếp tục lưu ý rằng câu chuyện nổi tiếng của bà Mackay đã được kể lại những tháng tiếp theo trong ngày 2/5/1933 trong ấn phẩm của Courier Inverness, ở một bài báo của tác giả Alex Campbell - một phóng viên bán thời gian và là nhân viên quản lý mặt nước ở Hồ Loch Ness vào lúc đó. Tuy nhiên, theo báo cáo của BBC, mặc dù bà Mackay được đề cập đến như là người đầu tiên được chứng kiến con quái vật này nhưng trên tiêu đề bài viết của Campbell lại viết rằng: "Hồ Loch Ness đã được ghi nhận qua nhiều thế hệ là căn nhà của loài thủy quái khổng lồ”.

Hàm ý của tiêu đề này đã thể hiện rõ quan điểm rằng cuộc chạm trán của bà Mackay đã giúp phổ biến đã giúp phổ biến một truyền thuyết lâu đời về quái vật hồ Loch Ness, và còn có nhiều bằng chứng cổ xưa hơn nữa có liên quan. Thậm chí người ta còn tìm được thông tin đề cập đến một "con quái vật" được viết trong những văn bản cổ xưa có tên "Cuộc đời của Thánh Columba" có ghi rằng, nhà truyền giáo đã cứu một người đàn ông khỏi cơn đói điên cuồng của con quái vật ở hồ Loch Ness.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu hiện đại một lần nữa khẳng định rằng, mặc dù thực sự có một câu chuyện có nguồn gốc lâu đời như vậy liên quan đến con quái vật hồ Loch Ness nhưng rất khó để tìm thấy bằng chứng đáng tin cậy chứng minh rằng chúng đã tồn trước năm 1933, thời điểm mà vụ chạm trán của ông bà George Spicer trở nên phổ biến và nổi tiếng cùng với vụ việc của bà chủ khách sạn- bà Aldie Mackay.

Hồ Loch nơi ẩn chứa nhiều bí ẩn về con "thủy quái"

Tuy nhiên, như bài viết của hãng BBC lưu ý lại rằng, trong khi câu chuyện của bà Mackay xuất hiện hai tháng trước câu chuyện của nhà Spicer nổi tiếng, bà Aldie lại không muốn xuất hiện và lựa chọn giữu kín danh tính để chồng bà chia sẻ câu chuyện với Campell và Shine.

"Bà ấy không tự phát ngôn mà chồng bà ấy mới là người nói với nhân viên quản lý hồ nước, và bà ấy luôn chỉ ẩn danh trên các tờ báo. Bà ấy không nói bất cứ điều gì vì hai lý do. Trong lý do đầu tiên, đó là vì bà ấy sẽ bị đánh giá như là đang tự quảng cáo. Tuy nhiên, lý do nữa là bởi vì họ đã từng nói với mọi người là nhìn thấy “có cái gì đó dưới mặt nước” lúc họ say.

Vì vậy, bà Aldie Mackay bị cho là đã tham gia vào “âm mưu” nhằm thu hút khách du lịch tới hồ Loch Ness trở lại trong năm 1933, cùng với các chủ khách sạn và nhà nghỉ địa phương nhằm kiếm lời trên hình ảnh quái vật hồ Loch Ness. Dường như cũng có thể “thứ” mà bà ấy đã bắt gặp thực sự tồn tại, nhưng nhiều khả năng là một cái gì đó hoặc một con thú chứ không hẳn là quái vật hồ Loch. Mô tả ban đầu của bà Mackay cho biết thứ này “trông giống như cá voi”, điều này chứng tỏ bà không nói dối về cuộc chạm trán với sinh vật bí ẩn ở hồ Loch tuy nhiên sinh vật này có thể là cá tầm loại rất lớn hoặc theo lời miêu tả và quan sát từ xa nhìn thấy lúc đó là rất lớn.

Tại thời điểm hiện tại, chúng ta nhận thấy rằng sự tồn tại của quái vật hồ Loch Ness có vẻ như gắn với một “âm mưu” nhằm thu hút sự chú ý của những người hiếu kỳ, đặc biệt là những khách du lịch luôn khao khát tìm kiếm một cảm giác trải nghiệm mới lạ.

Theo Cao Anh Lâm/An ninh Thủ đô

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/quai-vat-ho-loch-ness-huyen-thoai-su-that-hay-la-tro-cau-khach/20201004050551969