Quần đảo Solomon giải thích về việc cấm tàu hải quân nước ngoài cập cảng

Quần đảo Solomon giải thích việc họ từ chối cho phép tàu hải quân Mỹ và Anh cập cảng vào tháng 8 là do chậm trễ về vấn đề thủ tục nên tạm thời cấm các tàu hải quân nước ngoài. Thủ tướng Solomon cũng bác bỏ thông tin rằng quyết định này có liên quan đến Trung Quốc.

Sau khi từ chối tiếp nhận các tàu hải quân của Mỹ và Anh vào đầu tháng 8, quần đảo Solomon hiện đã tạm dừng tất cả các chuyến thăm của tàu hải quân nước ngoài.

Sau khi từ chối tiếp nhận các tàu hải quân của Mỹ và Anh vào đầu tháng 8, quần đảo Solomon hiện đã tạm dừng tất cả các chuyến thăm của tàu hải quân nước ngoài.

Chính quyền quần đảo Solomon ngày 31-8-2022, đã yêu cầu các nước không đưa tàu hải quân đến quốc gia Nam Thái Bình Dương này cho đến khi quy trình phê duyệt được sửa đổi.

Chính quyền quần đảo Solomon ngày 31-8-2022, đã yêu cầu các nước không đưa tàu hải quân đến quốc gia Nam Thái Bình Dương này cho đến khi quy trình phê duyệt được sửa đổi.

Thủ tướng Manasseh Sogavare của quốc đảo Thái Bình Dương đưa ra thông báo này vài giờ sau khi Đại sứ quán Mỹ tại Canberra, Australia cho biết họ đã nhận được thông báo rằng các tàu Hải quân Mỹ sẽ bị cấm cập cảng của Solomon

Thủ tướng Manasseh Sogavare của quốc đảo Thái Bình Dương đưa ra thông báo này vài giờ sau khi Đại sứ quán Mỹ tại Canberra, Australia cho biết họ đã nhận được thông báo rằng các tàu Hải quân Mỹ sẽ bị cấm cập cảng của Solomon

Nhà lãnh đạo Solomon tuyên bố, có “thông tin sai lệch” của giới truyền thông về việc tàu tàu tuần duyên Mỹ Oliver Henry và tàu hải quân HMS Spey của Anh bị từ chối cập cảng

Nhà lãnh đạo Solomon tuyên bố, có “thông tin sai lệch” của giới truyền thông về việc tàu tàu tuần duyên Mỹ Oliver Henry và tàu hải quân HMS Spey của Anh bị từ chối cập cảng

Theo Thủ tướng Sogavare, tàu Oliver Henry không cung cấp kịp giấy tờ để phê duyệt, còn tàu HMS Spey đã rút đơn đăng ký cấp phép. Được biết, tàu Mỹ sau đó đã phải chuyển sang Papua New Guinea để tiếp nhiên liệu.

Theo Thủ tướng Sogavare, tàu Oliver Henry không cung cấp kịp giấy tờ để phê duyệt, còn tàu HMS Spey đã rút đơn đăng ký cấp phép. Được biết, tàu Mỹ sau đó đã phải chuyển sang Papua New Guinea để tiếp nhiên liệu.

Vì thủ tục giấy tờ bị chậm trễ, quần đảo Solomon đề nghị tất cả các quốc gia đối tác có kế hoạch thăm hoặc tuần tra hải quân tạm dừng hoạt động cho đến họ sửa đổi xong quy trình thủ tục

Vì thủ tục giấy tờ bị chậm trễ, quần đảo Solomon đề nghị tất cả các quốc gia đối tác có kế hoạch thăm hoặc tuần tra hải quân tạm dừng hoạt động cho đến họ sửa đổi xong quy trình thủ tục

Thủ tướng Sogavare bác bỏ thông tin rằng việc ngăn tàu quân sự nước ngoài cập cảng có liên quan đến Trung Quốc.

Thủ tướng Sogavare bác bỏ thông tin rằng việc ngăn tàu quân sự nước ngoài cập cảng có liên quan đến Trung Quốc.

Tuy nhiên, không có gì phải bàn cãi khi nói rằng Trung Quốc đã nhanh chóng gia tăng sự hiện diện và ảnh hưởng của mình trong khu vực trong hơn 3 thập kỷ, đặc biệt là ở Nam Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, không có gì phải bàn cãi khi nói rằng Trung Quốc đã nhanh chóng gia tăng sự hiện diện và ảnh hưởng của mình trong khu vực trong hơn 3 thập kỷ, đặc biệt là ở Nam Thái Bình Dương.

Đầu năm nay, quần đảo Solomon đã thiết lập một thỏa thuận an ninh với Trung Quốc, nói rằng họ cần sự hỗ trợ của Bắc Kinh đối với tình hình an ninh trong nước. Nhưng thông báo này đã khiến Mỹ, Australia và các nước khác trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hoang mang.

Đầu năm nay, quần đảo Solomon đã thiết lập một thỏa thuận an ninh với Trung Quốc, nói rằng họ cần sự hỗ trợ của Bắc Kinh đối với tình hình an ninh trong nước. Nhưng thông báo này đã khiến Mỹ, Australia và các nước khác trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hoang mang.

Theo một báo cáo của Viện Brookings, các nước lo ngại rằng thỏa thuận có thể dẫn đến một căn cứ quân sự của Trung Quốc tại đây, từ đó tăng cường sức mạnh của quân đội Trung Quốc

Theo một báo cáo của Viện Brookings, các nước lo ngại rằng thỏa thuận có thể dẫn đến một căn cứ quân sự của Trung Quốc tại đây, từ đó tăng cường sức mạnh của quân đội Trung Quốc

Thủ tướng Sogavare khẳng định rằng thỏa thuận này chỉ nhằm hỗ trợ quần đảo Solomon trước những mối đe dọa nội bộ cứng rắn. Tuy nhiên sau đó ông cho biết thỏa thuận đã tỏ ra không phù hợp sau các cuộc biểu tình chống chính phủ.

Thủ tướng Sogavare khẳng định rằng thỏa thuận này chỉ nhằm hỗ trợ quần đảo Solomon trước những mối đe dọa nội bộ cứng rắn. Tuy nhiên sau đó ông cho biết thỏa thuận đã tỏ ra không phù hợp sau các cuộc biểu tình chống chính phủ.

Các nhà quan sát cho rằng, động thái mới nhất - tương đối lạ so với chuẩn mực này sẽ làm dấy lên lo ngại về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại Solomon và khu vực nói chung.

Các nhà quan sát cho rằng, động thái mới nhất - tương đối lạ so với chuẩn mực này sẽ làm dấy lên lo ngại về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại Solomon và khu vực nói chung.

Một báo cáo của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ cho biết, Bắc Kinh “coi khu vực đảo Thái Bình Dương là một thành phần quan trọng của Sáng kiến Vành đai và Con đường, một trung tâm vận tải hàng không kết nối châu Á với Trung và Nam Mỹ”.

Một báo cáo của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ cho biết, Bắc Kinh “coi khu vực đảo Thái Bình Dương là một thành phần quan trọng của Sáng kiến Vành đai và Con đường, một trung tâm vận tải hàng không kết nối châu Á với Trung và Nam Mỹ”.

Theo đó, vị trí chiến lược của Quần đảo Solomon ở Thái Bình Dương sẽ có lợi cho Trung Quốc từ góc độ quân sự, khiến Mỹ và các đồng minh trong khu vực như Australia và New Zealand không khỏi nghi ngại

Theo đó, vị trí chiến lược của Quần đảo Solomon ở Thái Bình Dương sẽ có lợi cho Trung Quốc từ góc độ quân sự, khiến Mỹ và các đồng minh trong khu vực như Australia và New Zealand không khỏi nghi ngại

Nhưng theo báo cáo, có khả năng thỏa thuận an ninh giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon đã được thúc đẩy bởi “cảm giác dễ bị tổn thương” của Bắc Kinh

Nhưng theo báo cáo, có khả năng thỏa thuận an ninh giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon đã được thúc đẩy bởi “cảm giác dễ bị tổn thương” của Bắc Kinh

“Tình trạng bất ổn dân sự nhắm vào các dự án do Trung Quốc tài trợ, kết hợp với mối quan hệ xấu đi của Trung Quốc với Mỹ và các đồng minh có thể đã thúc đẩy Bắc Kinh tìm kiếm các biện pháp để bảo vệ lợi ích ở nước ngoài”, báo cáo của ủy ban Thượng viện Mỹ giải thích

“Tình trạng bất ổn dân sự nhắm vào các dự án do Trung Quốc tài trợ, kết hợp với mối quan hệ xấu đi của Trung Quốc với Mỹ và các đồng minh có thể đã thúc đẩy Bắc Kinh tìm kiếm các biện pháp để bảo vệ lợi ích ở nước ngoài”, báo cáo của ủy ban Thượng viện Mỹ giải thích

Yến Chi

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/quan-dao-solomon-giai-thich-ve-viec-cam-tau-hai-quan-nuoc-ngoai-cap-cang-post515639.antd