Azerbaijan đã có nhiều chiến thắng quan trọng khiến Armenia đang trên bờ vực thất bại tại Karabakh. Điều này dẫn đến việc Yerevan cuối cùng cũng đã phải đề nghị Nga thực hiện các điều khoảng của CTSO.
Chiến sự tại Nagorno-Karabakh giữa hai quốc gia láng giềng từng thuộc Liên bang Xô Viết cũ là Azerbaijan và Armenia đã kéo dài hơn 1 tháng với nhiều tổn thất cả về con người lẫn khí tài của cả hai bên tham gia. Dẫu vậy, tình hình vẫn chưa hề có chút nào khả quan mà càng ngày càng trở nên tàn khốc và ác liệt hơn. Ảnh: Binh sĩ Armenia tại một chốt gác ở Karabakh.
Đặc biệt trong thời gian qua, Armenia đã bắt đầu tỏ ra đuối sức trong cuộc chiến tổng lực với Azerbaijan khi mà khí tài bị hao tốn vô cùng nặng nề. Đã có nhiều bằng chứng về việc Azerbaijan tiêu diệt số lượng lớn xe tăng T-72, tổ hợp tên lửa phòng không S-300, tổ hợp pháo phản lực phóng loạt BM-30 Smerch, tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật,… của Armenia. Trong khi đó, Armenia cũng đã mất nhiều lãnh thổ mà nước này kiểm soát ở Karabakh vào tay quân thù. Ảnh: Binh sĩ Armenia với khẩu súng trường AKM của mình.
Trên thực tế, tiềm lực quân sự của Azerbaijan là vượt trội đáng kể so với Armenia. Bên cạnh đó, trong cuộc chiến tại Karabakh, Azerbaijan còn được sự giúp đỡ vô cùng nhiệt tình của đồng minh thân cận Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã tuyên bố rằng sẵn sàng triển khai quân đến để giúp Azerbaijan và Armenia cũng đã cáo buộc rằng Thổ Nhĩ Kỳ điều động tiêm kích F-16 tham chiến, bắn rơi một chiếc cường kích Su-25 của họ. Ảnh: Binh sĩ Azerbaijan bắt tay binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ trong một cuộc tập trận chung.
Ngược lại, dù cho Armenia lại có một lực lượng quân đội ít hơn nhưng cũng không có một đồng minh nào chống lưng giúp đỡ, người có thể trông cậy nhất là Nga thì lại hành động khá thờ ơ và cầm chừng, dẫu cho Nga đang có một căn cứ quân sự liên hợp lớn đặt trên lãnh thổ Armenia. Gần đây, Armenia đã nhiều lần đánh tiếng về việc đề nghị triển khai quân tới Karabakh và thậm chí là còn tung tin đồn rằng Nga sẽ triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình đến Karabakh để chấm dứt cuộc chiến tại đây khiến cho Moscow phải nhanh chóng lên tiếng phủ nhận sự việc. Ảnh: Xe tăng T-72B3 và T-72B1 của quân đội Nga trong cuộc tập trận chung với Armenia.
Vũ khí của quân đội Armenia đa phần do Liên Xô cũ và Nga cung cấp, tuy nhiên thời gian đây không có bất cứ hợp đồng nào mua sắm đáng kể giữa Yerevan và Moscow trừ hợp đồng mua 4 chiếc chiến đấu cơ hạng nặng Su-30SM hiện đại bởi kinh phí quốc phòng của Armenia là khá hạn hẹp. Về Azerbaijan lại là một khách hàng khá thân thiết của Nga với hợp đồng mua các tổ hợp phòng không tầm xa S-300PMU2, hợp đồng mua 100 xe tăng T-90S hiện đại,… Vì vậy, Nga không muốn phải ngả về bất cứ bên nào nếu không muốn mất lòng bên còn lại. Ảnh: Binh sĩ Armenia nạp đạn cho lựu pháo trên chiến trường Karabakh.
Đứng trước nguy cơ cao thất trận dẫn đến mất kiểm soát toàn bộ vùng lãnh thổ Nagorno - Karabakh vào tay đối thủ Azerbaijan, cuối cùng Armenia cũng phải dùng đến chiêu bài cuối cùng đó là yêu cầu Nga thực hiện các điều khoản của Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) mà Armenia đã tham gia từ năm 2002. Ảnh: Quốc kỳ Nga tung bay bên cạnh quốc kỳ Armenia
Theo thông báo chính thức của Bộ Ngoại giao Liên bang Nga về việc Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã có lời yêu cầu Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc hai bên sẽ bắt đầu tham vấn để xác định loại hình đe dọa và sẽ hỗ trợ theo nhiều cấp độ tùy vào tình hình thực tế. Nga cũng đã tuyên bố rằng sẽ cung cấp cho Yerevan tất cả các hỗ trợ cần thiết theo đúng Hiệp ước CSTO nếu như cuộc xung đột lan đến lãnh thổ Armenia mà trên thực tế nó đã diễn ra. Ảnh: Binh sĩ Armenia trên vùng chiến tuyến.
Nga cũng đã trung gian hòa đàm và vạch ra một lệnh ngừng bắn tạm thời giữa Armenia và Azerbaijan tuy nhiên thời gian không được lâu thì hai bên lại tiếp tục xung đột với lí do là đối phương đã vi phạm thỏa hiệp. Bộ Ngoại giao Nga mới đây cũng không quên nhấn mạnh rằng yêu cầu các bên đều phải tôn trọng và thực hiện lệnh ngừng bắn một cách triệt để để mở ra các giải pháp hòa bình. Ảnh: Xe tăng T-72 và BMP-2 của quân đội Armenia trong một cuộc duyệt binh.
Quân Azerbaijan trong thời gian qua đã đạt được nhiều chiến thắng vô cùng quan trọng trên chiến trường và chiếm được nhiều vùng lãnh thổ ở Karabakh từ tay Armenia. Đặc biệt, hiện nay các mũi tấn công của Azerbaijan đang bao vây và chỉ còn cách thành phố Shusha (Shushi) - thành phố lớn thứ hai ở Nagorno - Karabakh 5km, trong trường hợp nếu địa điểm này thất thủ thì có thể toàn bộ vùng lãnh thổ này sẽ rơi luôn vào tay Azerbaijan. Có thể nói rằng, chiến thắng đang rất gần với người Azerbaijan vào lúc này. Ảnh: Binh sĩ Azerbaijan trên chiến trường Karabakh.
Hơn ai hết, người Armenia hiểu rõ sự cấp bách và nguy hiểm của tình hình hiện nay, trước nguy cơ rằng họ có thể sẽ mất hoàn toàn vùng Karabakh mà mình đã kiểm soát bấy lâu, nên hiện nay việc Nga tham chiến hoặc ít nhất là viện trợ số lượng lớn vũ khí khiến họ hi vọng có thể giúp cho Armenia thay đổi cục diện chiến trường. Dẫu vậy, còn phải chờ xem những phản ứng của Nga là dứt khoát đến đâu trong tương lai. Ảnh: Xe tăng T-72B của Armenia trong một cuộc duyệt binh.
Video Chiến sự tại Syria leo thang căng thẳng - Nguồn: Truyền hình Đồng Tháp