Quân đội Triều Tiên nhận hàng loạt pháo phản lực lớn nhất thế giới KN-25

Pháo phản lực lớn nhất thế giới KN-25 là một trong những vũ khí thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng quốc tế khi xuất hiện tại buổi lễ duyệt binh của Quân đội Triều Tiên.

Không cần phải chờ đến lễ duyệt binh vừa diễn ra để được chú ý, ngay từ đầu năm 2023, Quân đội Triều Tiên đã tiến hành tổng cộng 3 vụ thử nghiệm đối với hệ thống pháo phản lực lớn nhất thế giới KN-25 cỡ nòng 600 mm.

Không cần phải chờ đến lễ duyệt binh vừa diễn ra để được chú ý, ngay từ đầu năm 2023, Quân đội Triều Tiên đã tiến hành tổng cộng 3 vụ thử nghiệm đối với hệ thống pháo phản lực lớn nhất thế giới KN-25 cỡ nòng 600 mm.

Tiếp đó, 30 hệ thống KN-25 vừa rời khỏi nhà máy chế tạo đã được bàn giao cho lực lượng vũ trang nước này trong một buổi lễ có sự tham dự của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un.

Tiếp đó, 30 hệ thống KN-25 vừa rời khỏi nhà máy chế tạo đã được bàn giao cho lực lượng vũ trang nước này trong một buổi lễ có sự tham dự của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un.

Sự kiện trên chứng kiến việc lĩnh vực công nghiệp quốc phòng Triều Tiên được vinh danh vì những đợt giao hàng liên tiếp, khi quốc gia Đông Bắc Á này tiến hành mở rộng và hiện đại hóa kho vũ khí của mình.

Sự kiện trên chứng kiến việc lĩnh vực công nghiệp quốc phòng Triều Tiên được vinh danh vì những đợt giao hàng liên tiếp, khi quốc gia Đông Bắc Á này tiến hành mở rộng và hiện đại hóa kho vũ khí của mình.

Hệ thống pháo phản lực dẫn đường (MLRS) KN-25 được đưa vào sử dụng từ năm 2019 và có tầm bắn xa nhất thế giới (bên cạnh hệ thống PCL-191 lớn hơn do Trung Quốc nghiên cứu chế tạo).

Hệ thống pháo phản lực dẫn đường (MLRS) KN-25 được đưa vào sử dụng từ năm 2019 và có tầm bắn xa nhất thế giới (bên cạnh hệ thống PCL-191 lớn hơn do Trung Quốc nghiên cứu chế tạo).

Tổ hợp MLRS nói trên có khả năng tấn công mục tiêu cách xa tới 400 km, tầm bắn của KN-25 thậm chí lớn hơn nhiều loại tên lửa đạn đạo, nó cho phép thực hiện nhiệm vụ mà các loại vũ khí tốn kém hơn khó lòng đạt được.

Tổ hợp MLRS nói trên có khả năng tấn công mục tiêu cách xa tới 400 km, tầm bắn của KN-25 thậm chí lớn hơn nhiều loại tên lửa đạn đạo, nó cho phép thực hiện nhiệm vụ mà các loại vũ khí tốn kém hơn khó lòng đạt được.

Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên Kim Jong Un nhấn mạnh tại buổi lễ bàn giao đó là các hệ thống pháo phản lực KN-25 có thể vươn tới các mục tiêu quan trọng trên khắp lãnh thổ Hàn Quốc, nơi Mỹ duy trì hiện diện quân sự quy mô lớn với gần 30.000 binh sĩ.

Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên Kim Jong Un nhấn mạnh tại buổi lễ bàn giao đó là các hệ thống pháo phản lực KN-25 có thể vươn tới các mục tiêu quan trọng trên khắp lãnh thổ Hàn Quốc, nơi Mỹ duy trì hiện diện quân sự quy mô lớn với gần 30.000 binh sĩ.

Giới phân tích cho rằng các căn cứ không quân và trung tâm chỉ huy của đối phương sẽ trở thành mục tiêu ưu tiên của KN-25 trong trường hợp nổ ra xung đột quân sự quy mô lớn một lần nữa trên bán đảo Triều Tiên.

Giới phân tích cho rằng các căn cứ không quân và trung tâm chỉ huy của đối phương sẽ trở thành mục tiêu ưu tiên của KN-25 trong trường hợp nổ ra xung đột quân sự quy mô lớn một lần nữa trên bán đảo Triều Tiên.

Đáng chú ý hơn, thời gian gần đây xuất hiện thông tin cho rằng Triều Tiên đang đẩy mạnh sản xuất đầu đạn hạt nhân chiến thuật, điều này dẫn đến đồn đoán một phần đáng kể sẽ được dành cho KN-25.

Đáng chú ý hơn, thời gian gần đây xuất hiện thông tin cho rằng Triều Tiên đang đẩy mạnh sản xuất đầu đạn hạt nhân chiến thuật, điều này dẫn đến đồn đoán một phần đáng kể sẽ được dành cho KN-25.

Mặc dù trước đây Triều Tiên khẳng định vũ khí hạt nhân của mình chỉ sử dụng trong nhiệm vụ cấp chiến lược, nhưng việc thay đổi với học thuyết hạt nhân vào năm 2022 đã cho phép Bình Nhưỡng sử dụng đầu đạn chiến thuật.

Mặc dù trước đây Triều Tiên khẳng định vũ khí hạt nhân của mình chỉ sử dụng trong nhiệm vụ cấp chiến lược, nhưng việc thay đổi với học thuyết hạt nhân vào năm 2022 đã cho phép Bình Nhưỡng sử dụng đầu đạn chiến thuật.

Pháo phản lực dẫn đường KN-25 được đưa vào trang bị song song với hai loại tên lửa đạn đạo chiến thuật thế hệ mới là KN-24 hạng nhẹ và KN-23 cỡ lớn, trong đó loại sau được nhận xét "phóng tác" từ Iskander-M của Nga, nhưng có tầm bắn lớn hơn đáng kể.

Pháo phản lực dẫn đường KN-25 được đưa vào trang bị song song với hai loại tên lửa đạn đạo chiến thuật thế hệ mới là KN-24 hạng nhẹ và KN-23 cỡ lớn, trong đó loại sau được nhận xét "phóng tác" từ Iskander-M của Nga, nhưng có tầm bắn lớn hơn đáng kể.

Nhiều biến thể mới của KN-23, bao gồm phiên bản phóng từ đường sắt hay có tầm bắn mở rộng đã được công bố kể từ khi vũ khí này được đưa vào sử dụng trong năm 2019.

Nhiều biến thể mới của KN-23, bao gồm phiên bản phóng từ đường sắt hay có tầm bắn mở rộng đã được công bố kể từ khi vũ khí này được đưa vào sử dụng trong năm 2019.

Triều Tiên có lực lượng pháo binh khổng lồ đồng thời là một trong những kho tên lửa đạn đạo chiến thuật lớn nhất thế giới. Mặc dù vậy đa số bị nhận xét thuộc loại lạc hậu, có năng lực tác chiến kém.

Triều Tiên có lực lượng pháo binh khổng lồ đồng thời là một trong những kho tên lửa đạn đạo chiến thuật lớn nhất thế giới. Mặc dù vậy đa số bị nhận xét thuộc loại lạc hậu, có năng lực tác chiến kém.

Có lẽ nhận thức được tình hình mà trong vài năm qua, Triều Tiên đã nỗ lực rất nhiều nhằm cho ra đời những mẫu vũ khí mới có tầm bắn cũng như độ chính xác được cải thiện toàn diện.

Có lẽ nhận thức được tình hình mà trong vài năm qua, Triều Tiên đã nỗ lực rất nhiều nhằm cho ra đời những mẫu vũ khí mới có tầm bắn cũng như độ chính xác được cải thiện toàn diện.

Nhưng sẽ không dễ để Bình Nhưỡng sản xuất số vũ khí công nghệ cao nói trên với số lượng lớn, khi chi phí của chúng được dự báo ở mức vô cùng đắt đỏ.

Nhưng sẽ không dễ để Bình Nhưỡng sản xuất số vũ khí công nghệ cao nói trên với số lượng lớn, khi chi phí của chúng được dự báo ở mức vô cùng đắt đỏ.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/quan-doi-trieu-tien-nhan-hang-loat-phao-phan-luc-lon-nhat-the-gioi-kn-25-post530616.antd