Quân khu 2 tăng chất lượng tổng hợp của lực lượng vũ trang

Thực hiện chủ trương lớn của Ðảng và Nhà nước ta về xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam 'cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại', những năm qua Ðảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 2 thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tích cực đổi mới nội dung, phương pháp huấn luyện, diễn tập, nhằm nâng cao chất lượng tổng hợp của lực lượng vũ trang (LLVT) quân khu.

Thực hiện chủ trương lớn của Ðảng và Nhà nước ta về xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, những năm qua Ðảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 2 thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tích cực đổi mới nội dung, phương pháp huấn luyện, diễn tập, nhằm nâng cao chất lượng tổng hợp của lực lượng vũ trang (LLVT) quân khu.

Các đơn vị LLVT toàn Quân khu tiếp tục triển khai hiệu quả các khâu đột phá “Nâng cao chất lượng huấn luyện, diễn tập; tổ chức biên chế, cải cách hành chính; xây dựng chính quy, chấp hành kỷ luật, pháp luật”. LLVT Quân khu đã và đang được xây dựng với cơ cấu, số lượng hợp lý, chất lượng ngày càng cao, từng bước chính quy, hiện đại. Nổi bật là: Sắp xếp lại tổ chức biên chế các đơn vị chủ lực, dân quân tự vệ, các đoàn kinh tế - quốc phòng đúng quy định; triển khai có hiệu quả việc thực hiện đề án của trên về chủ trương tinh giản 10% quân số cơ quan cấp chiến dịch theo hướng “tinh, gọn, mạnh”. Các địa phương thuộc địa bàn tiến hành đăng ký, quản lý, sắp xếp quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật; chú trọng củng cố lực lượng dân quân cơ động, thường trực, binh chủng; hoàn thành tốt chỉ tiêu tuyển quân, tuyển sinh đào tạo, bảo đảm chất lượng, đúng pháp luật. Ðồng thời, LLVT Quân khu đã có nhiều giải pháp đồng bộ trong chỉ đạo, điều hành, nâng cao chất lượng huấn luyện; tổ chức huấn luyện sát tình huống, địa bàn, bước đầu ứng dụng công nghệ phù hợp, hiệu quả; phát huy tính sáng tạo, đổi mới, nâng cao trình độ huấn luyện, làm chủ vũ khí trang bị mới.

Nhằm cơ cấu lại nông nghiệp gắn với phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình ban hành các chủ trương, nghị quyết nhằm tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030...

Hằng năm, trên cơ sở kiểm tra việc triển khai kế hoạch phát triển kinh tế của các địa phương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy xây dựng, bổ khuyết và thực hiện các giải pháp cụ thể theo chủ trương, định hướng phát triển của tỉnh và phù hợp với thực tế của địa phương, đơn vị. Các cấp ủy đã chỉ đạo tập trung thực hiện 5 đột phá trong nông nghiệp gắn với tập trung, tích tụ đất đai, ứng dụng cơ giới hóa và tiến bộ khoa học - kỹ thuật để phát triển nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp hữu cơ, sản xuất theo chuỗi giá trị. Ðến nay, tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh đạt 100%, khâu thu hoạch đạt 80%. Các loại hình sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao được đẩy mạnh triển khai; xuất hiện nhiều hình thức liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân để tổ chức sản xuất với quy mô lớn, đạt hiệu quả kinh tế cao; các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản theo hình thức tập trung, ứng dụng công nghệ cao được nhân rộng; chăn nuôi trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết bước đầu được chú trọng.

Ðến nay, Thái Bình đã chuyển đổi được 3.526 ha đất trồng lúa kém hiệu quả, tăng 2.620ha so với năm 2015; góp phần nâng giá trị sản phẩm bình quân đạt 160 triệu đồng/ha đất trồng trọt và 290 triệu đồng/ha nuôi trồng thủy sản, cao gấp 1,3 đến 1,4 lần so với năm 2015…

PV

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/quan-khu-2-tang-chat-luong-tong-hop-cua-luc-luong-vu-trang-624762/