Quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục
Trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện, ngành Giáo dục và Đào tạo Điện Biên đã triển khai nghiêm túc Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm. Để không ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học, các địa phương, cơ sở giáo dục đã chủ động áp dụng nhiều giải pháp linh hoạt, trong đó chú trọng tổ chức các lớp học bổ trợ miễn phí, nhằm hỗ trợ học sinh yếu kém và góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.

Giáo viên bổtrợ kiến thức miễn phí cho học sinh.
Năm học 2024 - 2025, Trường Tiểu học Bế Văn Đàn (TP. ĐiệnBiên Phủ) có 27 lớp với 968 học sinh. Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học khi thực hiện Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường đã chủ động tổ chức các buổi bổ trợ kiến thức miễnphí vào cuối buổi học chính khóa cho học sinh có nhu cầu. Theo cô Đinh ThịThanh Nhàn, Hiệu trưởng nhà trường, việc tổ chức ôn tập không diễn ra đại tràmà chỉ thực hiện ở những lớp có học sinh chưa đạt yêu cầu về kiến thức. Cáchlàm này vừa giúp học sinh củng cố kiến thức một cách kịp thời, vừa đảm bảo côngbằng trong tiếp cận giáo dục, đồng thời thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo của nhàtrường trong việc thực hiện nghiêm túc các quy định mới mà vẫn không ngừng nângcao chất lượng giáo dục.
Thực hiện nghiêm túc Thông tư 29 của Bộ Giáo dụcvà Đào tạo, Trường THCS TânBình (TP. Điện Biên Phủ) đã linh hoạt triển khai các hoạt động bổ trợ kiến thứcmiễn phí cho học sinh, đặc biệt là những em có học lực trung bình và yếu. Với hai buổi chiều dạy chính khóa mỗi tuần, các buổi chiều còn lại được tận dụnghiệu quả để tổ chức các lớp học bổ trợ theo nhu cầu, trên cơ sở đơn đề nghị củahọc sinh và phụ huynh. Đội ngũ giáo viên được phân công phù hợp theo từng tổ,nhóm chuyên môn, đảm bảo chuyên môn giảng dạy và khối lượng công việc hợp lý. Đôívới học sinh lớp 9 - năm học bản lề chuẩn bị thi vào THPT, nhà trường tăng cườngôn tập, củng cố kiến thức, đồng thời bồi dưỡng nâng cao cho các em có năng khiêútham gia các kỳ thi học sinh giỏi. Dù không tổ chức dạy thêm thu phí, tập thể giáo viên vẫn tích cực hỗ trợ, giảngdạy miễn phí nhằm đảm bảo chất lượng học tập, nhờ đó góp phần thu hẹp khoảngcách học lực giữa các đối tượng học sinh, đồng thời nâng cao hiệu quả giảng dạytrong điều kiện mới, phù hợp với định hướng đổi mới giáo dục hiện nay.
Cô giáo Phạm Thị Hạnh, Hiệu trưởng Trường THCS Tân Bình (TP.Điện Biên Phủ) nhấn mạnh: Năm học này, nhà trường có 24 lớp với hơn 930 họcsinh. Trên tinh thần không tổ chức dạy thêm và học thêm, nhưng vẫn nâng cao chấtlượng giáo dục, chúng tôi đã động viên và khích lệ thầy, cô ôn tập bổ trợ, nângcao kiến thức cho học sinh. Dù không tổ chức dạy thêm thu phí, tập thể giáoviên vẫn tích cực hỗ trợ, giảng dạy miễn phí nhằm đảm bảo chất lượng học tập. Nhờđó góp phần thu hẹp khoảng cách học lực giữa các đối tượng học sinh, đồng thơìnâng cao hiệu quả giảng dạy trong điều kiện mới, phù hợp với định hướng đổi mơígiáo dục hiện nay.

Các tổ chuyên môn họp bàn phân công giáo viên dạy phụ đạo miễn phí cho học sinh.
Sau khi Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đàotạo chính thức có hiệu lực, trước đó, ngày 30/12/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh ĐiệnBiên đã khẩn trương triển khai nhiều biện pháp nhằm thực hiện nghiêm túc quy địnhvề quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm. Trên cơ sở chỉ đạo của UBND tỉnh tạicác văn bản hướng dẫn như công văn số 47/UBND-KGVX ngày 06/01/2025 và công vănsố 471/UBND-KGVX ngày 7/2/2025, Sở GDĐT đã ban hành các văn bản chỉ đạo cụ thểđến tất cả các phòng GDĐT, các đơn vị trực thuộc và trung tâm giáo dục nghềnghiệp - giáo dục thường xuyên trên toàn tỉnh.
Theo đó, các cơ sở giáo dục phảitổ chức tuyên truyền rộng rãi quy định mới, phổ biến nội dung Thông tư số 29 vàcác công điện, công văn chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GDĐT và UBND tỉnh đếntoàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh. Điều đáng chú ý là mặcdù nghiêm cấm hoạt động dạy thêm, học thêm thu phí, nhưng ngành Giáo dục tỉnh vẫn khuyến khích các nhà trường tổ chức các lớp học bổ trợ, ôn tập miễnphí cho học sinh có nhu cầu, đặc biệt là học sinh yếu và học sinh cuối cấp. Việcnày được thực hiện trên tinh thần tự nguyện, trách nhiệm, không thu bất kỳ khoảnphí nào từ học sinh hoặc phụ huynh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dụcmột cách thực chất và công bằng.
Ông Cù Huy Hoàn, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết:“Việc siết chặt quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm là cần thiết để chấn chỉnhtình trạng lạm dụng dạy thêm tràn lan, gây áp lực tài chính và học tập không cầnthiết cho học sinh. Tuy nhiên, Sở cũng xác định rõ trách nhiệm của các cơ sởgiáo dục trong việc tiếp tục hỗ trợ học sinh yếu, học sinh cần ôn tập thông quacác hình thức học miễn phí, đảm bảo mọi học sinh đều có cơ hội được nâng caonăng lực học tập”.

Ngoài thời gian đứng lớp chính khóa, giáo viên Trường THCS Tân Bình còn phụ đạo, ôn tập cho học sinh vào buổi chiều nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Các đơn vị trường học được yêu cầu tăng cường kiểm tranội bộ, phối hợp với chính quyền địa phương theo dõi chặt chẽ các hoạt độngdạy học ngoài nhà trường, đảm bảo không xảy ra vi phạm quy định. Sởđã thiết lập đường dây nóng tiếp nhận phản ánh của người dân về tình trạngdạy thêm, học thêm trái phép, đồng thời yêu cầu niêm yết thông tin tại trụ sởcác cơ quan, đơn vị nhằm tăng cường tính minh bạch và khả năng giám sát của cộngđồng.
Công tác giám sát các trung tâm, cơ sở kinh doanh liênquan đến hoạt động dạy thêm cũng được tăng cường. Theo thống kê đến tháng 3/2025,toàn tỉnh có 100 tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh hoạt động liên quan đến dạythêm, học thêm, với tổng số 109 địa điểm được cấp phép hoạt động theo mã ngànhphù hợp. Từ những giải pháp đồng bộ này, ngành giáo dục Điện Biên hướng đến mụctiêu xây dựng môi trường học đường lành mạnh, chất lượng, đảm bảo quyền lợi họctập chính đáng của mọi học sinh trên địa bàn.