Quản trị và giải quyết tranh chấp ở các địa điểm tôn giáo linh thiêng
Bài viết này trình bày 5 mô hình quản lý các địa điểm thiêng liêng đang có tranh chấp, cung cấp các phương pháp để giải quyết xung đột trong khi chung sống hài hòa, đảm bảo quyền tự do tôn giáo và trật tự xã hội.
Tác giả: Tiến sĩ Nahshon Perez
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: https://www.rusi.org
Các địa điểm thiêng liêng đang bị tranh chấp như Thánh Điện sơn (chữ Hebrew: הַר הַבַּיִת, chữ Ả Rập: الحرم القدسي الشريف), Thánh địa tôn giáo ở vào thành cổ Jerusalem, Israel, Nhà thờ Mộ Thánh (Kitô giáo Đông phương gọi là Nhà thờ Phục sinh), là một nhà thờ nằm ở bên trong bức tường thành của thành phố cổ Jerusalem và Bức tường phía tây (tiếng Ả Rập: حائط البراق), một địa điểm tôn giáo quan trọng của người Do Thái tọa lạc ở Phố cổ Jerusalem, đặt ra những hình thức to lớn cho bất kỳ chính phủ nào, cố gắng duy trì trật tự xã hội và quyền tự do tôn giáo tại các địa điểm thiêng liêng như thế.
Trong bài viết này, tôi muốn trình bày một cách ngắn gọn, kết quả nghiên cứu mà tôi đã đồng tiến hành liên quan đến việc quản trị các địa điểm thiêng liêng đang có tranh chấp.
Nghiên cứu này đã dẫn đến việc thiết lập các mô hình, được định nghĩa và lần đầu tiên trình bày, để quản trị và điều hành các địa điểm thiêng liêng như thế.
Nghiên cứu theo Quy nạp toán học (một phương pháp chứng minh toán học dùng để chứng minh một mệnh đề về bất kỳ tập hợp nào được xếp theo thứ tự), chuyển từ việc khám phá một số địa điểm thiêng liêng như thế sang việc tạo ra các mô hình bao quát và khác với các tài liệu hiện có, thường bao gồm các nghiên cứu chuyên sâu về các trường hợp riêng lẻ hoặc các suy diễn (toán logic) nhận định không dựa trên các quan sát thực nghiệm có hệ thống.
Các mô hình quản trị như được trình bày ở đây, cung cấp các phương pháp, phân tích hữu ích cho các học giả và người ra quyết định. Các nhà nghiên cứu có thể sử dụng các phương pháp này để hiểu và phân tích các xung đột quanh các địa điểm thiêng liêng đang có tranh chấp trên toàn thế giới. Người ra quyết định có thể sử dụng chúng trong nỗ lực giải quyết hoặc quản trị các xung đột đó một cách có hiệu quả. Với cách xem xét các mô hình quản trị khác nhau cho các địa điểm thiêng liêng đang có tranh chấp và đánh giá ưu điểm, nhược điểm và tính phù hợp của chúng đối với các trường hợp cụ thể, có thể đưa ra các giải pháp hiệu quả, nhằm duy trì cả quyền tự do tôn giáo và trật tự xã hội.
Các địa điểm thiêng liêng đang có tranh chấp như ở Jerusalem, một thành phố cổ đại ở Trung Đông, nằm trên một cao nguyên thuộc dãy núi Do Thái giữa Địa Trung Hải và Biển Chết, có ý nghĩa to lớn đối với nhiều tổ chức tôn giáo, thường dẫn đến tranh chấp và hành vi bạo lực.
Tầm quan trọng thực tế của việc thiết lập các mô hình quản trị hòa bình cho các địa điểm như thế không thể được cường điệu hóa. Cho đến gần đây, không có nỗ lực có hệ thống nào được thực hiện để đề xuất các mô hình quản trị trong đó các thuộc tính ưu điểm và nhược điểm khác nhau như của các mô hình như vậy đã được thảo luận.
Ở đây, người ta đề xuất rằng khái niệm "dày đặc - thick sites" nên được đưa trở lại để mô tả các địa điểm linh thiêng đang bị tranh chấp. Một địa điểm dày đặc đề cập đến một địa điểm, thường là tôn giáo, mang nhiều ý nghĩa khác nhau và không hợp nhau. Đây là có ý nghĩa to lớn, khiến địa điểm thiêng liêng đó trở nên không thể thay thế.
Có thể xác định được một số đặc điểm chính của các di tích dày đặc: Sự hiện diện của các ý nghĩa khác nhau, không tương thích được các nhóm tôn giáo khác nhau đặt để cho các di chỉ như vậy, tầm quan trọng tối đa của chúng, và tính không thể thay thế của chúng theo quan điểm của các nhóm như thế.
Điều quan trọng là các di chỉ dày đặc tồn tại ở những không gian công cộng và không thể thay thế được. Cho thấy có ý nghĩa là các nhóm tôn giáo khác nhau thực hành một mực các hoạt động tôn giáo của họ tại cùng một địa điểm cùng một lúc. Không giống như cách tiếp cận của cha đẻ của chủ nghĩa tự do và quyền tự nhiên của con người, nhà triết học người Anh John Locke (1632-1704) và Mô hình Madison, một cấu trúc chính phủ trong đó quyền lực của chính phủ được chia thành ba nhánh: hành pháp, lập pháp và tư pháp, là biến hoạt động tôn giáo thành một vấn đề riêng tư, trong đó mỗi cộng đồng duy trì nơi phụng thờ riêng của họ, các di chỉ dày đặc trở thành tâm điểm cho sự cạnh tranh liên tôn gay gắt về quyền sở hữu, quản trị, tiếp cận và các khía cạnh liên quan đến kiểm soát khác.
Thực tế tầm quan trọng của việc thiết lập các mô hình quản trị hòa bình cho các địa điểm thiêng liêng đang tranh chấp như ở Jerusalem, thành phố cổ đại ở Trung Đông, nằm trên một cao nguyên thuộc dãy núi Do Thái giữa Địa Trung Hải và Biển Chết không thể được cường điệu hóa.
Trong nghiên cứu của bản thân, chúng tôi đặt mục tiêu giải quyết các thắc mắc về cách quản trị các địa điểm như thế bằng cách xây dựng mô tả về các mô hình quản trị hiệu quả. Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi đã tiến hành phân tích nhiều địa điểm dày đặc, xem xét các khía cạnh như quyền sở hữu, quyền tiếp cận và quyền sử dụng. Do đó, chúng tôi có thể xác định năm mô hình quản trị chính cho các địa điểm dày đặc:
Mô hình "không can thiệp": Theo mô hình này, nhà nước không quản lý tôn giáo hoặc thực chất của địa điểm thiêng liêng, cung cấp các dịch vụ như an ninh và vệ sinh mà không tài trợ cho giáo sĩ tại địa điểm đó. Một ví dụ là "Tòa tháp Ma Quỷ" (Devil's Towe) vẫn còn tồn tại tới ngày nay ở Wyoming, tiểu bang miền núi, nằm ở mạn tây Hoa Kỳ, tòa tháp này xung quanh đó được bao phủ nhiều huyền thoại truyền thuyết và những bí ẩn và có ý nghĩa thiêng liêng đối với khoảng 20 bộ lạc người Mỹ bản địa.
Mô hình "tách ra thành các phần riêng biệt": Trong mô hình này, nhà nước chia và tách các nhóm cạnh tranh trong địa điểm thiêng liêng. Sự chia tách có thể là về mặt địa lý, phân bổ các phần cụ thể của địa điểm cho từng nhóm hoặc về mặt thời gian, cho phép các nhóm cầu nguyện vào những thời điểm được chỉ định. Hình thức phân tách công chức này có thể làm giảm nguy cơ tiềm ẩn ở những địa điểm có nhiều tranh chấp. Một ví dụ về mô hình này là đề xuất quản trị (cuối cùng đã không được thông qua) bởi các địa điểm Babri Masjid/Ram Janmabhoomi ở Ayodhya, Ấn Độ, trong một thời gian dài vẫn chưa được giải quyết do tranh chấp kéo dài và dữ dội giữa các tín đồ đạo Hindu và tín đồ Hồi giáo. Một sự chia tách tương tự cũng được thấy ở Lăng mộ của các Tổ Phụ (Hang Machpelah, מְעָרַת הַמַּכְפֵּלָה), một chuỗi hang động nằm cách Jerusalem, tại trung tâm củaThành phố cổ Hebron ở Bờ Tây.
Mô hình "ưu đãi": Một nhóm được ưu đãi hoặc có lợi thế hơn những nhóm khác trong một số khía cạnh nhất định của quản trị địa điểm, chẳng hạn như quyền sở hữu, quyền sử dụng, hoặc quyền đăng ký.
Ví dụ, Bức tường phía Tây (The Western Wall), ở Thành phố cổ Jerusalem, là nơi cầu nguyện và hành hương linh thiêng của người Do Thái. Điều này được phản ánh trong việc chỉ bổ nhiệm một Giáo sĩ Do Thái Chính thống làm giáo sĩ giáo phận Bức tường phía Tây (một chức vụ của chính phủ), quy mô không đồng điều của các khu vực dành cho phụ nữ và nam giới, và hạn chế quyền tiếp cận các Torah (cuộn giấy viết tay, được sử dụng trong nghi lễ thờ cúng tại giáo đường Do Thái) trong khu vực dành cho phụ nữ.
Mô hình "giữ nguyên hiện trạng": Mô hình này đòi hỏi phải duy trì hiện trạng của các sự việc từ một thời điểm cụ thể trở đi tại một địa điểm thiêng liêng nhất định. Nó mang lại sự ổn định và ngăn ngừa các xung đột cạnh tranh, nhưng không nhất thiết phải công bằng, vì trạng thái hiện tại của các sự việc đang "đóng băng" có thể chỉ đơn giản phản ánh sự cân bằng quyền lực tồn tại ở thời điểm "đóng băng" tạm thời.
Nhà thờ Mộ Thánh (Nhà thờ Phục sinh), thành phố cổ Jerusalem, nơi có nhiều địa điểm tôn giáo quan trọng: Núi Đền và Bức tường phía Tây của Do Thái giáo, được các nhóm Kitô giáo khác nhau tôn kính, là ví dụ về Mô hình ‘giữ nguyên hiện trạng’ được duy trì kể từ thời Đế quốc Ottoman (Nhà nước Ottoman Tối cao), một Đế quốc trải rộng xuyên suốt Nam Âu, Trung Đông và Bắc Phi từ thế kỷ 14 cho tới đầu thế kỷ 20. Ngay cả một chiếc thang đặt phía trên lối vào, hiện không có mục đích gì, cũng không được phép di chuyển.
Mô hình "khép cửa": Mô hình này bao gồm lệnh cấm vào/cầu nguyện tại địa điểm thiêng liêng, có chọn lọc đối với một nhóm tôn giáo cụ thể hoặc trong một khoảng thời gian cụ thể, hoặc là lệnh cấm tuyệt đối. Núi Đền - Jerusalem (The Temple Mount), địa điểm linh thiêng nhất trong Do Thái giáo được phép vào nhưng không được cầu nguyện. Khép cửa là một biện pháp nghiêm ngặt vi phạm quyền tự do tôn giáo và đặt ra thách thức cho Cộng đồng các nước Dân chủ. Tuy nhiên, trong trường hợp có mối quan ngại đáng kể về trật tự công cộng, việc sử dụng nơi linh thiêng có thể được biện minh.
Mỗi mô hình đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Ví dụ, Mô hình "không can thiệp" bảo vệ quyền tự do tôn giáo của mỗi cá nhân theo tôn giáo muốn cầu nguyện tại địa điểm này, nhưng có thể dẫn đến bạo lực giữa các nhóm nếu các thành viên của các nhóm tôn giáo khác nhau, thực sự không thể chịu đựng được cảnh tượng những người khác cầu nguyện tại địa điểm này.
Mô hình "tách ra thành các phần riêng biệt" là giải pháp tiện lợi về mặt hành chính mà các chính phủ có thể áp dụng, vì nó tương đối dễ hiểu và dễ thực hành - nó hoạt động thông qua một bộ hướng dẫn đơn giản: từ 7 giờ sáng đến 10 giờ sáng, nhóm A; từ 10 giờ sáng đến 1 giờ chiều, nhóm B, . . . Tuy nhiên, mô hình "tách ra thành các phần riêng biệt" cũng có thể liên quan đến các quyết định phức tạp. Ví dụ, nhóm tôn giáo nào nên có ‘chia từng phần’ về mặt thời gian hoặc địa lý của địa điểm này?
Kiểu học mới lạ về các mô hình quản trị đối với các địa điểm thiêng liêng đang tranh chấp, có thể được sử dụng như một công cụ phân tích, cho phép các học giả phân loại các thỏa thuận hiện có thành các danh mục rõ ràng và có thể hữu ích cho những người ra quyết định bởi nó cung cấp một "hóa đơn" mới về các tùy chọn quản trị không có sẵn trước đó. Tuy nhiên, các mô hình không phải là giải pháp kỳ diệu vì sẵn có của một hóa đơn như vậy, không thể thay thế cho phán đoán chính trị về mô hình nào phù hợp với một bối cảnh cụ thể.
Ví dụ, trong khi Mô hình "không can thiệp" vượt trội hơn về mặt đảm bảo quyền tự do tôn giáo, thì nó không liên quan nếu sự thù địch giữa các nhóm tôn giáo xung đột đơn giản là quá cao; và mặc dù thỏa thuận về nguyên trạng thực sự có thể phản ánh sự bất công từ thời điểm các thỏa thuận bị đóng băng, nếu việc xem xét lại việc phân bổ quyền cho các nhóm tôn giáo khác nhau sẽ mở ra sự thù địch kéo dài hàng trăm năm thì có lẽ tốt hơn là nên duy trì nguyên trạng (không hoàn hảo).
Nói cách khác, năm mô hình này là sự cải thiện đáng kể so với tình trạng nghiên cứu và thiết kế chính sách trước đây, liên quan đến mô hình quản trị đối với các địa điểm thiêng liêng đang tranh chấp, nhưng chúng không thay thế nhu cầu về kiến thức theo ngữ cảnh và địa phương để áp dụng đầy đủ vào các trường hợp cụ thể.
Tác giả: Tiến sĩ Nahshon Perez
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: https://www.rusi.org