Quán triệt, triển khai Nghị quyết số 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai

Sáng 16/12, Tỉnh ủy tổ chức hội nghị trực tuyến quán triệt, triển khai Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các chính sách liên quan đến phát triển nông nghiệp của tỉnh.

Các đồng chí: Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Vũ Xuân Cường, Phó Bí Thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Thường trực HĐND, UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; thành viên Ban Chỉ đạo, thành viên Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tỉnh; lãnh đạo các đơn vị liên quan cấp tỉnh và một số doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố Lào Cai.

Hội nghị được kết nối với điểm cầu các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, trị trấn trong toàn tỉnh, với trên 3.400 cán bộ các cấp tham dự.

Đồng chí Hoàng Quốc Khánh , Phó Chủ tịch UBND tỉnh báo cáo t ình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 10.

Tại hội nghị, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tỉnh báo cáo tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Về công tác chỉ đạo, điều hành, Tỉnh ủy đã thành lập Ban Chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã ban hành Quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, kế hoạch hoạt động giai đoạn 2021 - 2025; thành lập Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo cấp tỉnh. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 363/KH-UBND ngày 13/10/2021 triển khai thực hiện Nghị quyết số 10 và các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện nghị quyết.

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh.

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh.

Các huyện ủy, thị ủy, thành ủy đã ban hành quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tại địa phương đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ban Chỉ đạo cấp huyện đã xây dựng, ban hành quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo, kế hoạch triển khai thực hiện nghị quyết; thành lập Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo cấp huyện.

Về công tác tuyên truyền, học tập, quán triệt nghị quyết:Đảng ủy Khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh đã ban hành kế hoạch về học tập, quán triệt và triển khai thực hiện các Nghị quyết chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai khóa XVI, trong đó có Nghị quyết số 10. Các chi, đảng bộ cơ sở căn cứ vào nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch của Đảng ủy Khối đã chủ động xây dựng Kế hoạch, tổ chức học tập, quán triệt những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cơ bản Nghị quyết số 10 bảo đảm tiến độ, chất lượng. Kết quả, 91 chi, đảng bộ cơ sở đã tổ chức học tập, quán triệt và phổ biến sâu rộng nghị quyết với trên 5.000 cán bộ, đảng viên trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tham gia.

Các huyện ủy, thị ủy, thành ủy đã xây dựng, ban hành kế hoạch, chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 10. Đồng thời, tổ chức quán triệt, triển khai cho trên 9.500 cán bộ, đảng viên thuộc các chi, đảng bộ cơ sở và Nhân dân.

Quang cảnh hội nghị.

Quang cảnh hội nghị.

Theo đó, tập trung phát triển các ngành, hàng chủ lực của tỉnh gồm: Cây chè, cây dứa, cây chuối, cây quế, cây dược liệu, chăn nuôi lợn và phát triển sản xuất lâm nghiệp, kinh tế đồi rừng theo hướng bền vững. Mục tiêu của nghị quyết trong giai đoạn 2021 - 2025, tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất đạt khoảng 5,5%/năm. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (theo giá so sánh 2010) đến năm 2025 ước đạt 12.000 tỷ đồng, tăng 3.300 tỷ đồng so với năm 2020; tạo việc làm tăng thêm cho trên 16.000 lao động, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt trên 35 triệu đồng/người/năm. Giá trị sản xuất hàng hóa các ngành hàng chủ lực đến năm 2025 đạt 6.500 tỷ đồng, tăng 2,6 lần (tăng 4.000 tỷ đồng) so với năm 2020, chiếm khoảng 55% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Các địa phương tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu, bản sắc văn hóa, tri thức bản địa để phát triển sản phẩm đặc hữu, tiềm năng theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm; mở rộng các mô hình nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái, bảo vệ môi trường bền vững. Thực hiện chuyển đổi khoảng 13.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, đất đồi rừng kém hiệu quả sang trồng mới các cây trồng chủ lực, tiềm năng (dược liệu, chè, chuối, dứa, cây ăn quả, dâu tằm... ); cải tạo 2.480 ha (chè, dứa, cây ăn quả ôn đới) để đảm bảo mật độ, nâng cao năng suất, chất lượng vùng nguyên liệu.

Giai đoạn 2026 - 2030, tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất đạt từ 6 đến 7%/năm. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (theo giá so sánh 2010) đến năm 2030 ước đạt 16.000 tỷ đồng, tăng 4.000 tỷ đồng so với năm 2025; tạo việc làm tăng thêm cho 14.000 lao động, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt trên 45 triệu đồng/người/năm.

Định hướng đến năm 2050, tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất khoảng 5%/năm. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (theo giá so sánh 2010) đến năm 2050 ước đạt 23.000 tỷ đồng, tăng 7.000 tỷ đồng so với năm 2030. Tạo việc làm tăng thêm cho trên 7.000 lao động, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt trên 85 triệu đồng/người/năm.

Đồng chí Đỗ Văn Duy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT thông tin các chính sách của tỉnh về khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh .

Tại hội nghị, đồng chí Đỗ Văn Duy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tỉnh) thông tin, triển khai các chính sách của tỉnh về khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh.Tại hội nghị, các đại biểu phát biểu làm rõ hơn về kết quả trong thời gian qua, những tiềm năng, lợi thế và việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 10 để phát triển những ngành hàng chủ lực, tiềm năng của địa phương. Đồng thời, chỉ rõ những hạn chế, bất cập, những điểm “nghẽn” về cơ chế, chính sách và đề xuất các giải pháp nhằm tạo sự thoáng hơn, thuận lợi hơn để thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; cần rà soát lại toàn bộ hiện trạng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn để có kế hoạch sử dụng hiệu quả; cần thiết xây dựng cẩm nang về hướng dẫn thực hiện các chính sách của tỉnh; đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm và xây dựng các chợ nông sản; tăng cường xúc tiến giới thiệu nông sản...

Đồng chí Đặng Xuân Phong, Bí thư Tỉnh ủy phát biểu kết luận hội nghị.

Đồng chí Đặng Xuân Phong, Bí thư Tỉnh ủy phát biểu kết luận hội nghị.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Đặng Xuân Phong, Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh được tổ chức nhằm quán triệt, triển khai tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động của Đảng bộ và toàn hệ thống chính trị trong tỉnh, nhất là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và các cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở về về các mục tiêu và giải pháp, kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai. Từ đó tạo sự lan tỏa, tiếp tục phổ biến đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong toàn tỉnh cùng chung tay thực hiện.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cho rằng: Dư địa về nông nghiệp của tỉnh là rất lớn, luôn khẳng định là trụ đỡ của nền kinh tế và phát triển nông nghiệp khác với các ngành kinh tế khác, nên không thể nóng vội mà cần có chiến lược lâu dài, trọng tâm, bền bỉ, quyết tâm. Chủ trương đúng, Nghị quyết 10 đã ban hành, có chính sách, bây giờ bắt tay vào thực hiện với phương châm chủ trương một thì giải pháp phải mười và kế hoạch phải 100. Do vậy, cần bổ sung mục tiêu, nhiệm vụ vào kế hoạch hằng năm và lấy đó làm tiêu chí đánh giá thi đua; cần nghiên cứu tổ chức cuộc thi tìm hiểu nội dung và các giải pháp thực hiện Nghị quyết 10. Đồng chí yêu cầu các ngành, địa phương làm tốt công tác quản lý, tích tụ đất đại tạo thành vùng sản xuất hàng hóa; tăng cường thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã có năng lực, tâm huyết vào đầu tư lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật và giống mới nâng cao giá trị gia tăng nhưng phải đảm tính bền vững về mặt xã hội, môi trường; tăng cường mở rộng liên kết theo các chuỗi sản phẩm, tạo thành các mô hình liên kết dọc và liên kết ngang; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào giới thiệu, quảng bá sản phẩm đảm bảo thích ứng thị trường...

* Các sở, địa phương, đơn vị phát biểu kiến nghị, đề xuất những giải pháp để triển khai hiệu quả Nghị quyết 10.

Đồng chí Trần Minh Sáng (ảnh trên), Bí thư Huyện ủy Bảo Thắng nêu: Sản xuất nông lâm nghiệp huyện Bảo Thắng trong giai đoạn vừa qua đã đạt được một số kết quả tích cực, nhất là sản xuất quy mô hàng hóa, đã hình thành một số vùng như vùng rau an toàn quy mô 2.300 ha, vùng chè quy mô 500 ha, vùng cây ăn quả trên 2.500 ha. Về chăn nuôi, tổng đàn gia súc trên 150.000 con, đàn gia cầm trên 2 triệu con, toàn huyện có 5 cơ sở chăn nuôi công nghiệp và 104 trang trại; kinh tế lâm nghiệp phát triển mạnh với 134 cơ sở chế biến lâm sản, diện tích quế trên 6.000 ha.

Để triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết 10, huyện Bảo Thắng đề xuất tiếp tục rà soát và đơn giản hóa thủ tục đầu tư đối với các dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là khâu cấp giấy chứng nhận chủ trương đầu tư. Hiện nay, có những dự án tại Bảo Thắng đất đã sẵn sàng, nhưng doanh nghiệp chưa được cấp chứng nhận nên chưa bàn giao được mặt bằng. Sản xuất hàng hóa thì thị trường tiêu thụ là đặc biệt quan trọng, do vậy huyện đề xuất song song với phát triển chợ điện tử, liên kết sản xuất, nên đầu tư chợ đầu mối nông sản quy mô lớn. Trên thực tế, các tỉnh có nông nghiệp phát triển đều có chợ đầu mối. Huyện Bảo Thắng đề xuất rà soát ban hành chính sách theo tinh thần Nghị quyết 10 để tạo động lực hoàn thành các mục tiêu nghị quyết, tuy nhiên, chính sách cần thông thoáng hơn, dễ tiếp cận hơn.

Đồng chí Nguyễn Duy Hòa (ảnh trên), Bí thư Huyện ủy Bắc Hà cho biết: Để triển khai có hiệu quả Nghị quyết 10, huyện Bắc Hà đã thành lập Ban Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, quy chế hoạt động 5 năm. Trong quá trình triển khai, huyện Bắc Hà đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; khó khăn về thu hút đầu tư, thị trường tiêu thụ; quy trình sản xuất theo chuỗi giá trị còn yếu kém; một số cơ chế, chính sách, thủ tục còn khó tiếp cận, chưa phù hợp với thực tế.

Huyện Bắc Hà đề nghị tỉnh sớm có chủ trương cho rà soát, đánh giá và hiệu chỉnh số liệu thống kê sát với thực tế hiện nay; sớm phân cấp, tăng thẩm quyền, tạo sự chủ động hơn cho huyện, đặc biệt là những sản phẩm huyện xác định là chủ lực. Bắc Hà sẽ tổ chức hội nghị xúc tiến, giới thiệu các lợi thế về nông nghiệp Bắc Hà gắn với du lịch để mời các doanh nghiệp vào địa phương. Huyện xác định nông nghiệp chất lượng cao, công nghệ cao là mục tiêu, định hướng chính, đề nghị tỉnh hỗ trợ về tổ chức lại các quy trình sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với một số sản phẩm chủ lực; hướng dẫn các huyện về việc liên kết vùng trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ…

Đồng chí Tô Mạnh Tiến (ảnh trên), Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng: Trước hết, cần nâng cao nhận thức về sản xuất hàng hóa. Các địa phương cần xác định rõ phát triển nông nghiệp hàng hóa là nhiệm vụ trọng tâm, thành lập ban chỉ đạo để tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết; xây dựng kế hoạch, tiến độ cụ thể, đưa các chỉ tiêu thực hiện, giao chỉ tiêu kế hoạch hằng năm để làm căn cứ thực hiện, kiểm tra, giám sát… Bên cạnh đó, cần tăng cường quản lý, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, trong đó có quy hoạch phát triển hàng hóa chủ lực như chè, chuối, dứa, dược liệu, quế, chăn nuôi lợn… Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các địa phương đẩy mạnh phát triển các loại hình tổ chức, dịch vụ sản xuất gắn với liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; tập trung nâng cao năng lực các hợp tác xã, phát triển sản phẩm OCOP, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, rải vụ để đảm bảo vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến; tiếp tục quản lý các vùng sản xuất hàng hóa có sản phẩm sản xuất đạt chất lượng, truy xuất nguồn gốc đáp ứng yêu cầu thị trường, tham mưu hướng dẫn thực hiện các chính sách (Nghị quyết 26, Nghị quyết 33) theo hướng đơn giản, dễ thực hiện mà vẫn đảm bảo được quy định quản lý nguồn vốn.

Ông Đỗ Tiến Sỹ (ảnh trên), Giám đốc Công ty TNHH MTV Traphaco Sa Pa nêu thực tế: Với phương châm “Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau”, những năm qua, doanh nghiệp đã đồng hành cùng người dân, cùng địa phương trong phát triển các sản phẩm dược liệu. Trong nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Nghị quyết 10, doanh nghiệp đề xuất với tỉnh rà soát về sử dụng đất, tháo gỡ những khó khăn liên quan đến vấn đề này. Trong phát triển nông nghiệp hàng hóa, mấu chốt là sự liên kết 4 nhà, 5 nhà, 6 nhà, tạo thành chuỗi liên kết cung ứng và tiêu thụ một cách bền vững và hiệu quả. Phát huy những lợi thế tiềm năng về điều kiện thiên nhiên và bản sắc văn hóa, Lào Cai có thể tích hợp phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, trong đó du lịch là kinh tế mũi nhọn, nông nghiệp là trụ đỡ cho phát triển kinh tế.

Đề nghị tỉnh đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, trong đó phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân; hỗ trợ doanh nghiệp phát triển mô hình trải nghiệm văn hóa thảo dược. Đối với doanh nghiệp sẽ tiếp tục liên kết với người dân, phát triển cây dược liệu thế mạnh, cây bản địa, nâng cao năng lực cho bà con trong sản xuất, kinh doanh…

* Một số hình ảnh đại biểu dự hội nghị trực tuyến tại điểm cầu các địa phương.

Đại biểu phát biểu tại điểm cầu huyện Mường Khương.

Đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu huyện Bảo Yên.

Đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu xã Kim Sơn (Bảo Yên).

Đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu thành phố Lào Cai.

Đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu thành phố Lào Cai.

Quang cảnh đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu xã Thống Nhất (thành phố Lào Cai).

Đại biểu phát biểu tại điểm cầu huyện Bát Xát.

Đại biểu phát biểu tại điểm cầu huyện Bát Xát.

Đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu huyện Văn Bàn.

Đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu huyện Si Ma Cai.

Đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu thị xã Sa Pa.

Đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu xã Trì Quang (Bảo Thắng).

Nguồn Lào Cai: http://www.baolaocai.vn/bai-viet/350713-quan-triet-trien-khai-nghi-quyet-so-10-cua-ban-thuong-vu-tinh-uy-ve-chien-luoc-phat-trien-nong-nghiep-hang-hoa-tinh-lao-cai