Quảng Bình: Xúc động hình ảnh cán bộ, chiến sĩ trèo đèo, lội suối ứng cứu đồng bào dân tộc Vân Kiều

Người dân xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã phải hứng chịu liên tiếp hai đợt lũ lịch sử trong thời gian qua. Tính đến thời điểm hiện nay, nhiều người dân vẫn đang chưa thể quay trở lại nhà để ổn định cuộc sống, tài sản gần như mất trắng.

Địa bàn xã Trường Sơn là một trong những điểm khó khăn nhất của tỉnh Quảng Bình với 62% đồng bào dân tộc trong đó chủ yếu là dân tộc Vân Kiều. Trong gần 20 ngày qua, người dân đã phải trải qua nhiều đợt lũ lụt và sạt lở đất từ ngày 8/10. Toàn xã có 15 bản, 4 thôn. Tính đến thời điểm hiện nay, 5 bản thuộc xã vẫn đang bị cô lập, trong đó 3 xã phải đi bằng cano mới có thể tiếp cận.

Những ngày qua, nhiều cán bộ, chiến sĩ đặc biệt là lực lượng bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình đã được điều động để thông đường do sạt lở và tiếp cận ứng cứu bà con. Gần như, 20 ngày qua họ không nghỉ với mong muốn tiếp cận được đồng bào để không ai bị đói, bị rét giữa bão giông bủa vây.

Trao đổi với PV Báo Gia đình và Xã hội, ông Nguyễn Văn Nhì, Chủ tịch UBND xã Trường Sơn cho biết: "Người dân toàn xã đã phải trải qua liên tiếp hai cơn lũ từ 8/10, giờ lại thêm sạt lở. Chúng tôi cùng các cán bộ chiến sĩ đã liên tục nỗ lực để tiếp cận trong hai tuần qua. Bà con ngày thường đã khổ giờ lại còn khổ hơn. Do đặc trưng địa hình nên đến thời điểm hiện nay còn 5 bản vẫn phải đi cano, 3 bản phải trèo đèo lội suối mới có thể ứng cứu bà con. Hiện nay, chúng tôi đang khẩn trương cung cấp các nhu yếu phẩm cần thiết đặc biệt là gạo để cứu đói bà con sau nhiều ngày ngâm mình trong nước".

"Tuy đã có nhiều đoàn cứu trợ, tuy nhiên do đặc trưng địa hình, mỗi khi nhận được thông tin có hàng cứu trợ người dân đều phải đi bộ từ 15 đến 17 km đường núi mới có thể đến được điểm phát đồ gần đường Hồ Chí Minh. Hiện nay, bão đang về, người dân đang khó khăn trăm bề nên rất mong đợi mọi sự hỗ trợ của đồng bào mọi miền", ông Nhì cho biết thêm.

Các cán bộ chiến sĩ gần như không có phút nghỉ ngơi để ứng cứu đồng bào đang gặp hoạn nạn.

Các cán bộ chiến sĩ gần như không có phút nghỉ ngơi để ứng cứu đồng bào đang gặp hoạn nạn.

Tuy đặt mục tiêu cao nhất là cứu hộ người dân nhưng công tác đảm bảo an toàn khi tham gia hoạt động ứng cứu cũng được các chiến sĩ đặc biệt lưu ý.

Tuy đặt mục tiêu cao nhất là cứu hộ người dân nhưng công tác đảm bảo an toàn khi tham gia hoạt động ứng cứu cũng được các chiến sĩ đặc biệt lưu ý.

Gạo cứu trợ được các chiến sĩ mang đến tận nơi cho các bà con vùng ngập sâu của toàn xã.

Gạo cứu trợ được các chiến sĩ mang đến tận nơi cho các bà con vùng ngập sâu của toàn xã.

Để có thể tiếp cận được 3 bản bị cô lập, nhiều cán bộ chiến sĩ đã phải chấp nhận nguy hiểm để băng rừng, vượt suối nhiều ngày liền. Họ luôn mang theo bên mình các thiết bị cứu trợ đề phòng các tình huống khẩn cấp.

Để có thể tiếp cận được 3 bản bị cô lập, nhiều cán bộ chiến sĩ đã phải chấp nhận nguy hiểm để băng rừng, vượt suối nhiều ngày liền. Họ luôn mang theo bên mình các thiết bị cứu trợ đề phòng các tình huống khẩn cấp.

Nhiều cán bộ, chiến sĩ đã phải làm bè tự chế nhằm ứng cứu kịp thời bà con.

Nhiều cán bộ, chiến sĩ đã phải làm bè tự chế nhằm ứng cứu kịp thời bà con.

Bão số 9 đang có những diễn biến phức tạp khiến công tác ứng cứu bà con càng khó khăn hơn chưa kể việc khắc phục hậu quả sau bão nên mọi sự ủng hộ của bà con đều thực sự thiết thực vào lúc này.

Bão số 9 đang có những diễn biến phức tạp khiến công tác ứng cứu bà con càng khó khăn hơn chưa kể việc khắc phục hậu quả sau bão nên mọi sự ủng hộ của bà con đều thực sự thiết thực vào lúc này.

Huy Hoàng

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/xa-hoi/quang-binh-xuc-dong-hinh-anh-can-bo-chien-si-treo-deo-loi-suoi-ung-cuu-dong-bao-dan-toc-van-kieu-20201027150307882.htm