Quảng Nam: Thay đổi sinh kế cho đồng bào từ những cánh rừng
Quy hoạch thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quảng Nam chú trọng phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chú trọng bảo tồn thiên nhiên và vệ đa dạng sinh học. Đây là bước đi mới nhằm phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. Phóng sự sau sẽ phần nào cho thấy Quảng Nam đã có những nền tảng vững chắc để cụ thể Quy hoạch vừa được Thủ tướng phê duyệt.
Đây là một trong số hàng chục nhóm hộ đồng bào Cơ Tu ở làng Đang, xã xã Bha Lee (huyện Tây Giang) nhận khoán gần 600 héc ta khu bảo tồn Sao La để bảo vệ. Mỗi héc ta rừng, người dân được nhận 700 nghìn đồng/năm. Mỗi năm, Ban quản lý cho trả khoảng 400 triệu đồng hỗ trợ người dân nhận khoán bảo vệ rừng. Từ chỗ lên núi đốn củi, bẫy thú, đồng bào ở đây đã trở thành lực lượng nòng cốt trong bảo vệ rừng.
Quảng Nam có hơn 700 nghìn héc ta đất rừng, độ che phủ cao. Vài năm nay, tỉnh triển khai đề án bảo tồn, phát triển rừng gắn với phát triển dược liệu. Địa phương đã trồng 31 nghìn héc ta cây dược liệu và định hướng sẽ là trung tâm dược liệu của cả nước. Đây là nền tảng phát triển kinh tế miền núi, bảo vệ nguyên vẹn hệ sinh thái rừng, hạn chế sạt lở đất, lũ quét.
Nước ta có "Rừng vàng, biển bạc", nhưng thực tế phần lớn bà con vẫn còn nghèo khó. Việc có một chiến lược phát triển đi đôi với bảo vệ rừng là cần thiết. Bài học mà Quảng Nam rút ra là phát triển rừng phải lấy người dân làm trung tâm. Chỉ khi người dân hưởng lợi từ rừng thì họ mới có ý thức bảo vệ rừng. Đây là mục tiêu trong Quy hoạch và phát triển phía Tây Quảng Nam đã được Chính phủ phê duyệt và phát huy hiệu quả trong thực tiễn nên cần được nhân rộng trong cả nước.
Mời quý vị theo dõi thông tin chi tiết!