Quảng Ngãi và Bình Định sáp nhập thành tỉnh nào?

Tháng 2/1976 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định được sáp nhập với nhau để tạo thành tỉnh mới, sau đó được tách ra làm hai năm 1989.

1.Quảng Ngãi và Bình Định sáp nhập thành tỉnh nào?

A

Nghĩa Bình

Nghĩa Bình được thành lập tháng 2/1976 trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định.
Đơn vị hành chính tỉnh (đến năm 1980) bao gồm: thị xã Quy Nhơn (tỉnh lỵ), thị xã Quảng Nghĩa và 15 huyện: An Nhơn, Ba Tơ, Bình Sơn, Đức Phổ, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Mộ Đức, Nghĩa Minh, Phù Cát, Phù Mỹ, Phước Vân, Sơn Hà, Sơn Tịnh, Tây Sơn, Trà Bồng.
Ngày 30/6/1989, Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa VIII ra nghị quyết chia tỉnh Nghĩa Bình để tái lập tỉnh Bình Định và tỉnh Quảng Ngãi. Tỉnh Bình Định gồm: thành phố Quy Nhơn và 10 huyện: An Lão, An Nhơn, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Tây Sơn, Tuy Phước, Vân Canh, Vĩnh Thạnh.
Tỉnh Quảng Ngãi gồm: thị xã Quảng Ngãi và 10 huyện: Ba Tơ, Bình Sơn, Đức Phổ, Minh Long, Mộ Đức, Nghĩa Hành, Sơn Hà, Sơn Tịnh, Trà Bồng, Tư Nghĩa.

B

Quảng Định

C

Quảng Bình

D

Cửu Long

2. Nơi nào ở Bình Định được mệnh danh 'Kinh đô của người Chăm Pa'?

A

Thành Cổ Luy Lâu

B

Tháp Đôi

C

Tháp Bánh Ít

D

Thành Đồ Bàn

Thành Đồ Bàn hay Vijaya, còn gọi là thành cổ Chà Bàn (Trà Bàn) là kinh đô của người Degar thuộc Chăm Pa, nay thuộc địa phận xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn và cách thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) 27 km về hướng Tây Bắc. Trong thời kỳ Chăm Pa có quốc hiệu là Chiêm Thành. Vijaya đồng thời cũng là tên gọi một trong các tiểu quốc của Chăm Pa, tiểu quốc Vijaya

3. Đảo Lý Sơn nổi tiếng với sản phẩm nông nghiệp nào?

A

Dừa và đậu phộng

B

Tỏi

Tỏi Lý Sơn là nhãn hiệu địa lý của loại tỏi được trồng ở huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi). Do sự khác biệt về thổ nhưỡng và kinh nghiệm canh tác truyền thống (sỏi núi Thới Lới và cát biển được phủ lên mặt ruộng mỗi mùa canh tác mới) của người dân địa phương nên tỏi Lý Sơn có hương vị đặc biệt. Đặc trưng nhất là chúng có vị cay dịu chứ không cay nồng như tỏi khác.

C

Nếp cái hoa vàng

D

Chè xanh

4. Quốc lộ nào đi qua cả Quảng Ngãi và Bình Định?

A

Quốc lộ 19

B

Quốc lộ 1A

Quốc lộ 1A đi qua các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
Hơn nữa, tuyến đường Quốc lộ 1A đi dọc theo đất nước phục vụ cho quá trình giao thông - giao thương, đảm bảo và thúc đẩy quá trình sản xuất và tiêu thụ, đẩy mạnh nền kinh tế trong nước và tăng cường giao lưu kinh tế giữa các vùng trong và ngoài nước.

C

Quốc lộ 24

D

Quốc lộ 14

5. Đèo Cù Mông là ranh giới tự nhiên giữa Bình Định và tỉnh nào?

A

Quảng Ngãi

B

Phú Yên

Đèo Cù Mông dài khoảng 7km nằm trên quốc lộ 1A, là ranh giới giữa 2 tỉnh Phú Yên và Bình Định. Chân đèo phía bắc thuộc thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Còn phía nam nằm trong địa phận xã Xuân Lộc, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
Đỉnh đèo cao 25m, đường dốc và nhiều khúc cua gấp, hai bên là núi cao được bao phủ bởi thảm thực vật xanh tươi. Mặc dù không gây ấn tượng về chiều dài nhưng nhắc đến cung đường núi hiểm trở nhất Việt Nam, dân đi phượt khó có thể bỏ qua đèo Cù Mông.

C

Gia Lai

D

Khánh Hòa

Lâm Hoàng

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/quang-ngai-va-binh-dinh-sap-nhap-thanh-tinh-nao-ar935858.html