Quảng Ninh: Độc đáo lễ rước 'cụ thượng' ở vùng đảo Hà Nam

Lễ rước 140 cụ thượng thọ là một trong những hoạt động độc đáo tại Lễ hội Tiên Công (TX Quảng Yên, Quảng Ninh) được diễn ra sáng hôm nay 16/2 (mùng 7 tháng Giêng).

Lễ hội Tiên Công ở vùng đảo Hà Nam (TX Quảng Yên) là 1 trong 12 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia tại Quảng Ninh.

Lễ hội được tổ chức từ mùng 5 đến mùng 7 tháng Giêng hằng năm, để tưởng nhớ công ơn các vị Tiên Công đã có công khai khẩn đất hoang, khai sinh ra vùng đảo Hà Nam trù phú. Điểm nhấn của lễ hội chính là lễ rước người thượng thọ (80, 90 và 100 tuổi) với mục đích bày tỏ lòng biết ơn đối với những người khai hoang vùng đất, những người cao tuổi, thể hiện bản sắc văn hóa riêng của người cư dân vùng đảo Hà Nam.

Lễ hội Tiên Công được tổ chức tại khu vực miếu Tiên Công (xã Cẩm La) với không gian lễ hội tại các phường, xã Cẩm La, Phong Cốc, Phong Hải, Yên Hải, Liên Hòa (cùng thuộc vùng đảo Hà Nam).

Ngày 14/2 (tức mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn), lãnh đạo TX Quảng Yên và các đại biểu đã tiến hành nghi lễ dâng hương, gióng trống khai hội, tổ chức lễ Tế Yết khai hội. Trong ngày 14/2 và 15/2 (mùng 5 và mùng 6 tháng Giêng), các cụ Thượng và gia đình đã tiến hành dâng lễ tại miếu để tưởng nhớ, báo cáo với các vị Tiên Công. Tại lễ hội năm nay có 140 cụ thượng thọ được con cháu rước lên miếu Tiên Công.

Trong 3 ngày diễn ra Lễ hội, bên cạnh phần lễ chính còn có phần hội với nhiều hoạt động văn hóa, các trò chơi dân gian truyền thống lâu đời, như: Chơi đu, chọi gà, cờ người, tổ tôm điếm, hát đúm, đấu vật, đắp đê... nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, giao lưu cộng đồng và nhu cầu sinh hoạt tâm linh của nhân dân. Qua đó, góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở; giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.

Dưới đây là những hình ảnh do PV Đại Đoàn Kết ghi lại lễ rước "cụ Thượng" độc đáo tại Lễ hội Tiên Công ở vùng đảo Hà Nam:

Công tác chuẩn bị cho lễ rước được chuẩn bị, tập dượt chu đáo từ nhiều ngày trước.

Công tác chuẩn bị cho lễ rước được chuẩn bị, tập dượt chu đáo từ nhiều ngày trước.

Lễ vật không thể thiếu trong lễ rước bao gồm trầu cau, rượu, thuốc, lợn quay, bánh dày…

Lễ vật không thể thiếu trong lễ rước bao gồm trầu cau, rượu, thuốc, lợn quay, bánh dày…

Đoàn nhạc bát bảo, đội nhạc bát âm.

Đoàn nhạc bát bảo, đội nhạc bát âm.

Trong ngày chính hội của Lễ hội Tiên Công năm nay có 6 đoàn rước các cụ thượng thọ. Trong đó, 2 đoàn rước tập thể và 4 đoàn rước cá nhân. Theo ban tổ chức, năm nay có 140 cụ thượng thọ được con cháu rước lên miếu Tiên Công, bao gồm: 3 cụ 100 tuổi, 46 cụ 90 tuổi và 91 cụ 80 tuổi.

Trong ngày chính hội của Lễ hội Tiên Công năm nay có 6 đoàn rước các cụ thượng thọ. Trong đó, 2 đoàn rước tập thể và 4 đoàn rước cá nhân. Theo ban tổ chức, năm nay có 140 cụ thượng thọ được con cháu rước lên miếu Tiên Công, bao gồm: 3 cụ 100 tuổi, 46 cụ 90 tuổi và 91 cụ 80 tuổi.

Các cụ thượng thọ sẽ được con cháu rước bằng võng đào hoặc kiệu hoa.

Các cụ thượng thọ sẽ được con cháu rước bằng võng đào hoặc kiệu hoa.

Cụ bà phấn khởi khi cụ ông được làm lễ rước thượng thọ 80 tuổi.

Cụ bà phấn khởi khi cụ ông được làm lễ rước thượng thọ 80 tuổi.

Cụ ông Phạm Văn Thành và cụ bà Lê Thị Quyến (khu phố 6, phường Phong Cốc, TX Quảng Yên) là cặp song thọ duy nhất được rước trong lễ hội năm nay.

Cụ ông Phạm Văn Thành và cụ bà Lê Thị Quyến (khu phố 6, phường Phong Cốc, TX Quảng Yên) là cặp song thọ duy nhất được rước trong lễ hội năm nay.

Chia sẻ cùng PV Đại Đoàn Kết, cụ bà Lê Thị Quyến mừng rỡ nói: “Các cụ tiên tổ, Tiên Công độ trì cho ông bà sống thọ nên rất mừng. Chúc con cháu mạnh khỏe, ăn nên làm ra”.

Chia sẻ cùng PV Đại Đoàn Kết, cụ bà Lê Thị Quyến mừng rỡ nói: “Các cụ tiên tổ, Tiên Công độ trì cho ông bà sống thọ nên rất mừng. Chúc con cháu mạnh khỏe, ăn nên làm ra”.

Năm nay là năm đầu tiên lễ hội tổ chức “Quán trạm con rể” với mong muốn giáo dục truyền thống kính trọng cha mẹ, người già, để lễ hội trở thành sản phẩm du lịch giàu bản sắc văn hóa; tạo sức lan tỏa sâu rộng về ý nghĩa lịch sử đối với nhân dân trong và ngoài nước.

Năm nay là năm đầu tiên lễ hội tổ chức “Quán trạm con rể” với mong muốn giáo dục truyền thống kính trọng cha mẹ, người già, để lễ hội trở thành sản phẩm du lịch giàu bản sắc văn hóa; tạo sức lan tỏa sâu rộng về ý nghĩa lịch sử đối với nhân dân trong và ngoài nước.

Cụ ông Nguyễn Văn Lưu (xã Cẩm La, TX Quảng Yên) vui mừng chia sẻ: “Tôi rất vui mừng, rất toại nguyện khi con cháu làm lễ thượng thọ. Chỉ mong con cháu ngày càng phát đạt, ngoan ngoãn, yêu thương nhau”.

Cụ ông Nguyễn Văn Lưu (xã Cẩm La, TX Quảng Yên) vui mừng chia sẻ: “Tôi rất vui mừng, rất toại nguyện khi con cháu làm lễ thượng thọ. Chỉ mong con cháu ngày càng phát đạt, ngoan ngoãn, yêu thương nhau”.

Các cụ thượng thọ vào miếu Tiên Công làm lễ, thắp hương. Trong miếu, cụ tiên chỉ sẽ đọc văn ca ngợi công lao, chúc sức khỏe cụ thượng thọ, gửi lời chúc gia đình, dòng họ…

Các cụ thượng thọ vào miếu Tiên Công làm lễ, thắp hương. Trong miếu, cụ tiên chỉ sẽ đọc văn ca ngợi công lao, chúc sức khỏe cụ thượng thọ, gửi lời chúc gia đình, dòng họ…

Quang cảnh buổi lễ trong miếu Tiên Công.

Quang cảnh buổi lễ trong miếu Tiên Công.

Lễ rước "cụ thượng" thu hút sự quan tâm của đông đảo nhân dân, du khách.

Lễ rước "cụ thượng" thu hút sự quan tâm của đông đảo nhân dân, du khách.

Mai Thanh Phương

Nguồn Đại Đoàn Kết: https://daidoanket.vn/quang-ninh-doc-dao-le-ruoc-cu-thuong-o-vung-dao-ha-nam-10273338.html