Việc chuyển giao thiết bị quân sự từ Moscow diễn ra trong bối cảnh quan hệ căng thẳng giữa chính quyền Mali và đồng minh chủ chốt là Pháp. Một máy bay chở hàng đã chuyển 4 máy bay trực thăng, vũ khí và đạn dược từ Nga tới Mali. Theo lời các nhà chức trách quân sự ở quốc gia Tây Phi này.
Bộ trưởng Quốc phòng lâm thời Sadio Camara cho biết, Mali đã mua những máy bay trên trong một hợp đồng được thỏa thuận vào tháng 12/2020 để hỗ trợ các lực lượng vũ trang Mali trong trận chiến của họ cùng với quân đội Pháp, châu Âu và Liên hợp quốc chống lại các nhóm phiến quân có liên quan đến IS và Al- Qaeda.
“Mali đã mua những chiếc trực thăng này từ Liên bang Nga, một quốc gia thân thiện mà Mali luôn duy trì mối quan hệ đối tác rất hiệu quả”, ông nói với truyền thông địa phương trên đường băng sau khi máy bay hạ cánh xuống thủ đô Bamako. Ông nói thêm rằng vũ khí và đạn dược là quà tặng từ Nga.
Việc giao hàng diễn ra vào thời điểm quan hệ căng thẳng giữa Mali và đối tác quân sự quan trọng của họ là Pháp, vì có thông tin cho rằng chính quyền Bamako có thể tuyển mộ lính đánh thuê từ một nhóm quân sự mờ ám của Nga, khi Paris định hình lại sứ mệnh quân sự của mình trong khu vực.
Các nguồn tin ngoại giao và an ninh đã nói với các hãng tin tức rằng Chính phủ do quân đội thống trị ở Mali sắp thuê được Tập đoàn Wagner gây tranh cãi. Pháp đã khởi động một nỗ lực ngoại giao để ngăn cản Mali, họ nói rằng một thỏa thuận như vậy là không phù hợp với sự hiện diện tiếp tục của Pháp.
Pháp - quốc gia đã triển khai hơn 5.000 binh sĩ ở vùng Sahel của Mali trong nhiệm vụ chống IS nhưng đã tuyên bố cắt giảm quân số lớn, Pháp đã cảnh báo Mali rằng việc thuê các chiến binh Wagner sẽ khiến quốc gia này bị cô lập trên trường quốc tế.
Quan hệ giữa hai nước đã xấu đi rõ rệt sau hai cuộc đảo chính quân sự ở Bamako kể từ tháng 8/2020, cũng như sau quyết định của Pháp hồi đầu năm về việc thiết kế lại các hoạt động quân sự trong khu vực.
Vào tháng 5, đại tá Malian, người đã đồng ý chia sẻ quyền lực với người dân sau khi lật đổ Tổng thống Ibrahim Boubacar Keita, ông đã bắt giữ các chính trị gia dân sự và nắm quyền kiểm soát đất nước một lần nữa.
Paris mạnh mẽ lên án cuộc thâu tóm quyền lực mới nhất và thúc đẩy các nhà cầm quyền quân sự đảm bảo một quá trình chuyển đổi theo phương thức bầu cử tự do.
Mặc dù đại tá Malian đã cam kết tuân theo thời gian biểu kéo dài 18 tháng cho quá trình chuyển đổi dân sự hiện chỉ còn chưa đầy sáu tháng nữa trước cuộc bầu cử như đã hứa, nhưng những nghi ngờ và không tin tưởng đang ngày càng sâu sắc hơn.
Đức, cũng có quân đội ở Mali cho biết họ sẽ xem xét lại việc triển khai nếu chính phủ Malian đạt được thỏa thuận với Wagner. Tuần trước, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết Mali đã tiếp cận các công ty tư nhân của Nga để tăng cường an ninh ở quốc gia đang bị xung đột tàn phá, đồng thời nói thêm rằng Điện Kremlin không tham gia và không liên quan.
Bình luận của Ngoại trưởng Lavrov được đưa ra sau khi người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu Josep Borrell cảnh báo rằng mối quan hệ của khối với Mali có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu nước này cho phép các nhà thầu của Wagner hoạt động tại nước này.
Thủ tướng lâm thời của Mali Choguel Maiga đã cáo buộc Pháp bỏ rơi đất nước của ông trong một bài phát biểu tại Liên Hợp Quốc. Lần đầu tiên phản ứng trước cáo buộc này, Tổng thống Emmanuel Macron đã đặt câu hỏi về tính hợp pháp của việc chính quyền Malian giám sát quá trình chuyển đổi sang bầu cử sau hai cuộc đảo chính chỉ trong hơn một năm.
“Những gì thủ tướng Malian nói là không thể chấp nhận được. Thật là xấu hổ với tất cả những điều mà ai coi họ là chính phủ hợp pháp”, Tổng thống Emmanuel Macron nói với đài Phát thanh Quốc tế của Pháp (Radio France International). Nguồn ảnh: Pinterest.
Thái Hòa